Từ tháng 12/2019, hàng loạt chính sách mới về bất động sản bắt đầu có hiệu lực thi hành; trong đó, nổi bật là các nội dung sau đây.
Theo Nghị định số 79/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà đến trước 10/12/2019 chưa thanh toán hết nợ thì thực hiện như sau:
- Nếu đã được ghi nợ trước ngày 01/3/2016 thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận (hoặc theo số tiền ghi trên giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định) đến hết ngày 28/02/2021.
Lưu ý, quy định này không áp dụng đối với số tiền sử dụng đất thanh toán nợ mà hộ gia đình, cá nhân đã nộp vào ngân sách nhà nước.
Kể từ ngày 01/3/2021 trở về sau thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền sử dụng đất còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
- Nếu đã được ghi nợ từ ngày 01/3/2016 đến trước ngày 10/12/2019 thì tiếp tục thanh toán tiền sử dụng đất còn nợ theo số tiền ghi trên giấy chứng nhận đã được xác định theo đúng quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP trong thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất.
Quá thời hạn 05 năm kể từ ngày ghi nợ tiền sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân phải thanh toán số tiền còn nợ theo chính sách và giá đất tại thời điểm trả nợ.
Nghị định số 79/2019/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2019.
Từ ngày 16/12/2019, Thông tư số 18/2019/TT-BTNMT quy định về tiêu chí, chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, việc đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất, bao gồm các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí 1: Chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh của tổ chức cung ứng dịch vụ điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
- Tiêu chí 2: Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
- Tiêu chí 3: Nhân lực thực hiện hoạt động điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
- Tiêu chí 4: Tuân thủ quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
- Tiêu chí 5: Thông tin, dữ liệu điều tra.
- Tiêu chí 6: Thái độ phục vụ trong quá trình điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
- Tiêu chí 7: Sản phẩm của dịch vụ điều tra, thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá các loại đất.
Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND (có hiệu lực từ ngày 01/12/2019), quy định tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lấy 95% số thu trong việc này quy thành 100% và được phân chia như sau:
- Trích 12% kinh phí chuyển về tài khoản tiền gửi của Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ) để chi cho việc điều tra, khảo sát, xây dựng phương án giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường.
- Trích 3% kinh phí chuyển về tài khoản tiền gửi của Chi cục Quản lý đất đai mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh để chi cho việc thẩm tra; xác định, trình thẩm định; trình phê duyệt giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường.
- Trích 5% kinh phí chuyển về tài khoản tiền gửi của Sở Tài chính (cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể tỉnh Yên Bái) mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh để chi cho việc thẩm định giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường.
- Trích 10% kinh phí chuyển về tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc nhà nước của cơ quan được giao chủ trì thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chi cho công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- 70% kinh phí còn lại, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường sử dụng để chi cho các nội dung còn lại theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC.
Trường hợp Văn phòng Đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất tỉnh (hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ) không thực hiện xác định giá đất cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền bồi thường thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường được sử dụng 82% kinh phí còn lại để chi cho các nội dung còn lại theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 74/2015/TT-BTC.
4. Hòa Bình áp dụng Bộ đơn giá mới trong bồi thường đối với tài sản khi Nhà nước thu hồi đất
Từ ngày 10/12/2019, Hòa Bình áp dụng Bộ đơn giá mới trong bồi thường đối với tài sản khi nhà nước thu hồi đất theo Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND. Cụ thể, bao gồm:
- Thuyết minh về đơn giá bồi thường nhà và công trình kiến trúc.
- Đơn giá bồi thường nhà ở và các hạng mục phụ trợ.
- Đơn giá bồi thường tính cho một đơn vị khối lượng và các vật kiến trúc khác.
- Đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi.
- Đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả.
Lưu ý, đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án đã được duyệt trước ngày 10/12/2019 thì không áp dụng hoặc không điều chỉnh đơn giá theo Quyết định này.
Theo Quyết định số 51/2019/QĐ-UBND (có hiệu lực từ ngày 01/12/2019) quy định mới về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Theo đó, quy định về thời hạn cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, cụ thể:
- Thời hạn cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo kế hoạch thực hiện quy hoạch nhưng tối đa không quá 5 năm đối với quy hoạch phân khu, 3 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày phê duyệt quy hoạch.
- Đối với các khu vực chưa có kế hoạch thực hiện theo quy hoạch, cơ quan quản lý quy hoạch theo phân cấp phải xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công bố công khai rộng rãi để cá nhân, tổ chức được biết để làm cơ sở cấp phép xây dựng công trình.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm xác định cụ thể thời hạn tồn tại của công trình trong giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp.
>>> Xem thêm: Lãi suất vay mua nhà tháng 12/2019 tại các ngân hàng uy tín nhất
Tư vấn khoản vay