Hiện trên thị trường có nhiều loại thẻ ngân hàng khác nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Vậy thẻ ghi nợ nội địa là gì, thẻ ghi nợ nội địa khác gì thẻ ghi nợ quốc tế? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao dịch mua sắm không dùng tiền mặt ngày càng cao, hơn thế việc nhận lương qua tài khoản ngân hàng cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng, những điều này làm cho số lượng tài khoản ngân hàng được mở tăng mạnh. Chính vì thế mà số lượng thẻ ghi nợ cũng tăng lên nhanh chóng. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, gần như mỗi người đều có ít nhất một chiếc thẻ ghi nợ bên mình. Vậy thẻ ghi nợ là gì, thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Có thể có nhiều người không biết thẻ ghi nợ là gì ngay cả khi họ đang sử dụng loại thẻ này, đây là điều dễ hiểu vì cùng một loại thẻ nhưng có thể có nhiều cách gọi khác nhau. Theo đó, ở Việt Nam thẻ ghi nợ thường được gọi là thẻ ATM, một số người còn quen gọi thẻ ghi nợ là thẻ debit hay debit card (theo tiếng Anh).
Thẻ ghi nợ thường được gọi là thẻ ATM
Thẻ ghi nợ là loại thẻ giúp chủ tài khoản có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản mở tại ngân hàng phát hành thẻ. Với thẻ ghi nợ, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền nhanh chóng và đơn giản hơn nhiều so với khi giao dịch tại quầy.
Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Thẻ ghi nợ nội địa chính là thẻ ghi nợ nhưng có chức năng bị giới hạn trong phạm vị mỗi quốc gia. Người ta gọi loại thẻ này là thẻ ghi nợ nội địa để phân biệt với thẻ ghi nợ quốc tế, loại thẻ có thể được sử dụng để giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay loại thẻ ghi nợ nội địa phổ biến đang được nhiều ngân hàng phát hành là thẻ mang thương hiệu Napas, còn thẻ ghi nợ quốc tế phổ biến nhất là MasterCard và Visa.
>>>> Xem thêm: Phải làm gì khi bị khóa thẻ ATM?
Khi đã hiểu rõ thẻ ghi nợ nội địa là gì, nhiều người băn khoăn không biết nên mở thẻ ghi nợ nội địa hay thẻ ghi nợ quốc tế. Với phạm vi sử dụng hơn hẳn, tại sao nhiều người vẫn chỉ sử dụng thẻ ghi nợ nội địa mà không mở thẻ ghi nợ quốc tế? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều người. Câu trả lời cho câu hỏi này khá đơn giản, thẻ ghi nợ quốc tế thường có mức phí thường niên/phí duy trì thẻ cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa. Mức phí này không phải quá cao, chỉ khoảng 150.000 – 200.000 đồng/năm nhưng nhiều người không có nhu cầu nên họ không muốn phải mất thêm bất kỳ một chi phí nào.
Khi nào nên mở thẻ ghi nợ nội địa, khi nào nên mở thẻ ghi nợ quốc tế? Việc mở thẻ ghi nợ loại nào là hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu như bạn chỉ mở thẻ với nhu cầu thực hiện các giao dịch thông thường như rút tiền, chuyển tiền,… tại cây ATM trong nước thì bạn chỉ cần mở thẻ ghi nợ nội địa là được. Tuy nhiên nếu bạn là người hay mua sắm trực tuyến hoặc hay xuất ngoại thì việc mở thẻ ghi nợ quốc tế là điều cần thiết. Nếu bạn hay mua sắm trực tuyến, chắc hẳn đã quen thuộc với biểu tượng Visa/MasterCard/PayPal, đây là phương thức thanh toán phổ biến được hầu hết các trang thương mại điện tử hỗ trợ. Với biểu tượng này, bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế đều được.
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn cần phân biệt được điểm khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Nếu như ở phần một bạn đã được giải đáp thẻ ghi nợ nội địa là gì thì bạn chắc chắn đã hiểu các giao dịch trên loại thẻ này đều liên quan tới tài khoản của chủ thẻ mở tại ngân hàng. Số dư trên tài khoản ngân hàng này chính là số tiền thực có của chủ tài khoản.
Đối với thẻ tín dụng lại khác, khi mở thẻ tín dụng, chủ thẻ sẽ được ngân hàng cấp một hạn mức nhất định để chi tiêu. Và đượng nhiên hạn mức thẻ tín dụng không phải là số tiền mà chủ thẻ thực có. Thông thường hạn mức thẻ tín dụng rơi vào khoảng 2 – 3 lần lương với thẻ tín dụng loại thường. Việc sử dụng thẻ tín dụng chính là vay ngân hàng để chi tiêu trước, số tiền này sẽ được hoàn trả lại ngân hàng theo kỳ hạn nhất định. Theo chính sách của nhiều ngân hàng hiện nay, chủ thẻ sẽ được miễn lãi 45 ngày với khoản vay từ thẻ tín dụng.
Sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
Tuy chức năng chính của thẻ tín dụng là vay tiền nhưng người ta không hẳn mở thẻ tín dụng để vay tiền. Thẻ tín dụng thường được sử dụng để thanh toán nhanh tại quầy (tại những nơi hỗ trợ thanh toán qua thẻ tín dụng), thanh toán online,… ngoài ra chủ thẻ tín dụng cũng được hưởng rất nhiều các ưu đãi như mua sắm trả góp lãi suất 0%, đổi điểm lấy quà tặng,…
Như vậy bản chất của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là hoàn toàn khác nhau, tiện ích 2 loại thẻ này cũng có sự khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể mở cùng lúc cả 2 loại thẻ để tận dụng cùng lúc những tiện ích nếu muốn. Tuy nhiên khác với thẻ ghi nợ nội địa, vốn chỉ yêu cầu bạn có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng yêu cầu một số điều kiện nhất định để mở thẻ.
>>>> Xem thêm: Ngân hàng số là gì? Việt Nam đã có ngân hàng số hay chưa?
Như bạn đã biết, mỗi thẻ tín dụng khi được mở sẽ được ngân hàng cấp cho một hạn mức nhất định để chủ thẻ chi tiêu. Việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán về bản chất là việc vay tiền ngân hàng để chi tiêu trước và đương nhiên khoản tiền này phải được hoàn trả lại ngân hàng. Chính vì vậy, để chắc chắn chu thẻ có khẳ năng trả nợ, thu nhập là một trong những điều kiện mà ngân hàng xem xét hàng đầu.
Quy định của các ngân hàng về thu nhập tối thiểu mở thẻ là không giống nhau. Ngay cả khi với cùng loại thẻ là Mastercard nhưng điều kiện thu nhập làm thẻ tín dụng cũng rất khác nhau. Có điều này là do hạn mức cũng như các tiện ích thẻ của các hạng thẻ là không giống nhau. Ví dụ thẻ MasterCard thường yêu cầu thu nhập chỉ 6 – 7 triệu đồng/tháng nhưng thẻ MasterCard hạng bạch kim có thể yêu cầu thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng.
Thẻ tín dụng - Ảnh minh họa
Việc chứng minh thu nhập từ lương cũng tương đối dễ dàng, bạn chỉ cần có sao kê lương (nếu nhận lương qua tài khoản) hoặc bảng lương (nếu nhận lương bằng tiền mặt) 3 tháng gần nhất và hợp đồng lao động.
Để phòng tránh những rủi ro khi cho vay vốn, một tổ chức là Trung tâm Thông tin tín dụng (Credit Information Center – CIC) được lập ra, đây là nơi lưu trữ lịch sử khách hàng đã từng vay vốn tại tất cả các ngân hàng. Mọi thông tin như nợ xấu, nợ quá hạn (nếu có) của khách hàng đều được tập hợp tại đây và ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu trong khi phê duyệt hồ sơ khách hàng. Nếu như bạn không có nợ quá hạn hay nợ xấu tại ngân hàng thì hoàn toàn có thể mở thẻ tín dụng.
Để làm thẻ tín dụng bạn cần có sổ hộ khẩu/sổ tạm trú dài hạn tại khu vực có chi nhánh của ngân hàng phát hành thẻ. Đây cũng một trong những điều kiện bắt buộc được áp dụng tại đa số các ngân hàng hiện nay.
Nếu như bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng nhưng băn khoăn không biết có đáp ứng điều kiện mở thẻ hay không, hãy liên hệ với Topbank.vn qua hotline (024) 3 7822 888 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tư vấn khoản vay
19/06/2018
26/03/2019
15/06/2018
28/12/2019