Khi đồng ý cung cấp tên và chữ ký của mình để giúp người khác hoàn thiện hợp đồng vay tín chấp, bạn đang tự đặt mình vào những rủi ro ngoài tầm kiểm soát.
Đối tượng Trần Khắc Lân ở Phú Yên bị khởi tố trách nhiệm hình sự vì hành vi lừa gạt người khác đứng tên vay tiền mua trả góp 3 chiếc xe máy rồi đem bán, chiếm đoạt số tiền 62 triệu đồng. Điều đáng lưu ý là những người đối tượng này nhờ ký vào hợp đồng tín chấp là những người thân của y. Khi bị đòi nợ, những người này vẫn không hề biết bản thân đang rơi vào vụ lừa đảo và phải gánh khoản nợ cả chục triệu đồng.
Việc cho người khác đứng tên để vay tín chấp không phải chuyện đơn giản. Bạn luôn cần phải ý thức rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để tránh những rắc rối không đáng có.
Tại sao người đi vay không tự dùng tên và chữ ký của mình mà lại nhờ bạn ký hộ?
Có nhiều lý do như: Lịch sử của họ không tốt, điều kiện của họ không đủ để vay, có ý định lừa đảo nên không được vay tiền...
Chuyện gì sẽ xảy ra với mình nếu ký vào hợp đồng cho người khác?
Tất nhiên, người có trách nhiệm trả nợ chính là bạn. Bạn có thể lâm vào hoàn cảnh kiện tụng vì khoản vay này hoặc nghiêm trọng hơn, bạn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Do đó, đừng để tình cảm và lời nói bên ngoài chi phối, hãy giữ đầu óc tỉnh táo suy nghĩ thật kĩ càng. Nếu cảm thấy “có vấn đề” thì dù là họ hàng thân thiết cũng từ chối ngay. Tránh trường hợp tranh chấp xảy ra thì vừa mất tiền, vừa mất cả mối quan hệ.
Khi ký hợp đồng tín chấp, bên cho vay không cần biết ai là người thực sự vay, chỉ biết bạn là người đứng tên trên hợp đồng thì bạn là người phải trả đúng hạn. Nếu trễ hạn thanh toán, bộ phận thu hồi nợ sẽ liên tục tìm đến bạn và người thân cho đến khi khoản nợ được thanh toán. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ của bạn với họ hàng, đồng nghiệp. Bạn có thấy ngượng ngùng khi đồng nghiệp của bạn bị nhân viên gọi điện thông báo về khoản vay của bạn không? Nếu điều này xảy ra, uy tín của bạn sẽ bị giảm nghiêm trọng, và có thể bạn không đủ thời gian và cơ hội để có thể giải thích sự “trong sạch” của mình với tất cả mọi người.
Đương nhiên, trong trường hợp bạn thanh toán sai hạn khoản vay của mình (mặc dù không được hưởng lợi từ khoản vay), hồ sơ tín dụng của bạn sẽ được cập nhật lên hệ thống liên ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn. Các ngân hàng sẽ từ chối hoặc khó cho vay sau này vì lịch sử tín dụng xấu, mặc dù bạn thực sự không hề vay và sử dụng số tiền đó.
Mặc dù ký hợp đồng rất đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu là bạn đã có thể vay vài chục triệu đồng, nhận liền sau 30 phút. Tuy nhiên việc chấm dứt hợp đồng không hề dễ dàng. Cách duy nhất để chấm dứt hợp đồng là bạn phải thanh toán đầy đủ khoản nợ của mình. Bạn phải trả đúng ngày như trong cam kết. Thậm chí, chỉ cần trả sớm hay muộn một ngày là đã bị phạt vài trăm nghìn cho khoản vay chục triệu đồng rồi. Việc phải trả nợ cho một món tiền mình không hề vay thật vô lý.
Tóm lại, bạn không nên ký hộ hợp đồng tín chấp cho người khác, kể cả khi đó là người thân của bạn. Bởi, đi kèm hợp đồng vay tín chấp là hàng loạt nghĩa vụ đi kèm, điều kiện vô cùng khắt khe, phí phạt cũng rất cao. Khi không thanh toán đúng hạn, bạn sẽ tự nhiên phải gánh một loạt hậu quả như nợ nần chồng chất, lãi suất cao, lịch sử tín dụng xấu...
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020