Với thủ đoạn là liên hệ với khách hàng qua Facebook, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền hay lừa click vào các đường link giả mạo website ngân hàng, khách hàng đã bị các đối tượng này qua mắt, lừa đảo đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng.
Đại diện Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) vừa đưa ra cảnh báo khách hàng hình thức lừa đảo vay tiền để chiếm đoạt tiền qua Facebook.
Khách hàng cần cảnh giác trước nguy cơ lừa đảo vay tiền qua Facebook
>>>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin lãi suất vay tín chấp 2019 các ngân hàng uy tín nhất
Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là liên hệ với khách hàng qua Facebook, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền. Đối tượng lừa đảo thường đưa ra nhiều chương trình cho vay với các thông tin ưu đãi dành cho khách hàng.
Sau đó đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng chuyển khoản nộp phí xử lý hồ sơ và các loại phí khác vào các tài khoản giả mạo đứng tên công ty tài chính theo hướng dẫn và thực hiên chiếm đoạt.
Ngoài ra, có trường hợp đối tượng lừa đảo yêu cầu khách hàng đăng ký các tài khoản thanh toán điện tử như thẻ MasterCard trên ứng dụng ViettelPay, ví Momo … nộp tiền vào tài khoản để chứng minh thu nhập và cung cấp thông tin số thẻ, số tài khoản và mã xác thực OTP để thực hiện chiếm đoạt.
Trước đó, ngân hàng SHB đưa ra cảnh báo cho biết vừa phát hiện trường hợp một cá nhân có tên Faith Geren trên Facebook chat với khách hàng của SHB mong muốn được chia đôi số tiền lên tới 7,3 triệu USD rồi đề nghị khách hàng đăng nhập vào đường link giả mạo website ngân hàng SHB.
Tin nhắn chat trên Facebook của kẻ lừa đảo với một khách hàng của SHB dụ dỗ chia đôi số tiền rất lớn và đề nghị khách hàng đăng nhập vào website giả mạo
>>>> Tìm hiểu thêm: Lãi suất vay mua nhà tháng 4/2019 tại các ngân hàng uy tín nhất
Hình thức chung của kẻ lừa đảo như sau: nạn nhân sẽ nhận được thông điệp (thông qua tin nhắn, email, chat qua Facebook messenger …) với nội dung thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản, đề nghị hỗ trợ nhận thưởng, phân chia tài sản kèm theo yêu cầu click vào các đường link, trang web do kẻ lừa đảo cung cấp để có cơ sở nhận thưởng.
Khi truy cập vào website giả mạo đó và đăng nhập internet banking, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi cho hacker để thực hiện một số hành vi phạm pháp như: chiếm đoạt tiền trong tài khoản thanh toán của Khách hàng, thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác …
Đại diện của MCredit khuyến cáo khách hàng không trả lời tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và/hoặc chuyển tiền, nạp tiền vào số tài khoản chỉ định để làm thủ tục vay tiền. Mcredit không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ như: số thẻ đầy đủ, mã xác thực trong các cuộc gọi hay tin nhắn.
Khách hàng không chia sẻ tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, dãy số thẻ tín dụng, số CVV … cho bất cứ ai, trên bất kỳ ứng dụng, phần mềm, website không rõ nguồn gốc hay mạng xã hội nào.
Các chuyên gia khuyến cáo khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch, khách hàng cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng, đồng thời thông báo ngân hàng theo Hotline hoặc tới điểm giao dịch gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn khoản vay