HD Bank bổ sung tờ trình sáp nhập PG Bank ngay tại đại hội cổ đông 2018

Song song cùng thời điểm đại hội của HDBank, phía PG Bank hiện cũng đang tổ chức đại hội cổ đông bất thường trình kế hoạch huỷ phương án sáp nhập với VietinBank. Tỷ lệ hoán đổi 1 cổ phiếu PG Bank đổi lấy 0,621 cổ phiếu HDBank.

Sáng nay Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018. Đại hội lần này HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông thông qua kết quả hoạt động kinh doanh 2017 và kế hoạch hoạt động 2018, tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2017, việc tăng vốn điều lệ 2018, thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát, ... trong tờ trình in tài liệu xin ý kiến đại hội cổ đông sáng nay chưa có thông tin về M&A.

 

Sau khi Ban Kiểm soát thông báo Đại hội đủ điều kiện tiến hành, bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT đã trình bổ sung tờ trình xin ý kiến cổ đông về việc sáp nhập ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

 

Cụ thể, theo sự đồng ý của NHNN, HDBank được phép tham gia chương trình tái cơ cấu NHTM. Để nắm bắt cơ hội mang lại kết quả cao, ngày 20/4/2018 HDBank và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã ký kết hợp tác chiến lược, trong đó bao gồm nội dung sáp nhập PG Bank vào HDBank. HĐQT HDBank trình ĐHĐCĐ bổ sung chương trình nghị sự 2018 các vấn đề liên quan đến dự án trình xin ý kiến cổ đông thông qua việc sáp nhập PG Bank vào HDBank, tóm tắt đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập...

 

Đại hội cổ đông thường niên HDBank

Đại hội cổ đông thường niên HDBank

 

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT HDBank, ngân hàng đã có kinh nghiệm và thành công trong việc M&A ngành ngân hàng. HDBank sáp nhập công ty tài chính tiêu dùng, sau 4 năm HDSaison tăng trưởng 10 lần trở thành 1 trong 3 công ty tiêu dùng hàng đầu. Việc sáp nhập Đại Á cũng giúp HDBank bứt phá trở thành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn ngành.

 

Ngày 19/4 vừa qua, Petrolimex và HDBank đã ký kết hợp tác chiến lược tối thiểu 10 năm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau nhằm tăng cường sức cạnh tranh của mỗi bên. Sự hợp tác chiến lược với Petrolimex sẽ kết hợp giữa tập đoàn xăng dầu lớn nhất cả nước và ngân hàng. Petrolimex đang sở hữu 40% tại PG Bank, khi hợp tác với HDBank, Petrolimex cam kết hỗ trợ cùng phát triển. Với nhiều công ty con, công ty liên kết và hệ thống bán lẻ 2.400 cửa hàng xăng dầu, Petrolimex sẽ lựa chọn HDBank làm tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. PGBank là ngân hàng có nhiều tương đồng với HDBank, có nền tảng khách hàng tốt, có ưu thế trong mảng kinh doanh mà HDBank mong muốn nhằm đa dạng hoá nguồn thu nhập.

 

Sau sáp nhập sự cộng hưởng tích cực của HDBank và PG Bank sẽ đưa ngân hàng HDBank thực hiện sớm hơn chiến lược ngân hàng bán lẻ đã thông qua trong giai đoạn 2017-2021, trở thành hệ thống tín dụng có quy mô vượt trội. Dự kiến sau sáp nhập vốn điều lệ của HDBank đạt 12.810 tỷ đồng, sở hữu hơn 400 chi nhánh và phòng giao dịch, 15.000 điểm bán lẻ dịch vụ phủ khắp 63 tỉnh thành. Theo kế hoạch sau sáp nhập, các chỉ số tài chính tích cực hơn, tổng tài sản hơn 289.119 tỷ đồng, tổng dư nợ 184.362 tỷ đồng, tổng huy động vốn 260.000 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 4.600 tỷ đồng trước thuế, ROA 1,3%, ROE 21%, CAR trên 12%.

 

Đề án sáp nhập hai ngân hàng được phát ngay sau phát biểu của bà Lê Thị Băng Tâm.

 

Lộ trình sáp nhập

Tại số liệu báo cáo kiểm toán tại ngày 31/12/2017, vốn điều lệ của HDBank là 9.810 tỷ đồng, của PG Bank là 3.000 tỷ đồng, sau sáp nhập ngân hàng có vốn điều lệ 12.810 tỷ đồng.

 

Theo lộ trình sáp nhập, hai ngân hàng sẽ trình NHNN ngay trong tháng 4 này và đến tháng 5 dự kiến sẽ được NHNN chấp thuận, tháng 5/2018 HDBank sẽ gửi hồ sơ chào bán cổ phần lên UBCKNN và sẽ chốt danh sách thực hiện phân phối cổ phiếu để hoán đổi cổ phần vào tháng 7/2018. Đến tháng 8/2018 hoàn tất sáp nhập.

 

 

Tỷ lệ sáp nhập: 1: 0,621

Theo tài liệu đề án sáp nhập, tỷ lệ hoán đổi sẽ là 1:0,621 (1 cổ phiếu PGbank hoán đổi lấy 0,621 cổ phiếu HDBank). Phía PG Bank cam kết các cổ đông đồng ý toàn bộ số cổ phần theo tỷ lệ hoán đổi sẽ bị phong toả và chỉ được chuyển nhượng 30% sau 6 tháng kể từ ngày sáp nhập chính thức và 70% còn lại được chuyển nhượng sau 12 tháng kể từ ngày sáp nhập chính thức.

 

Như vậy, HDBank sẽ phát hành 300.000.000 cổ phiếu phổ thông để hoán đổi cổ phần PG Bank, vốn điều lệ sau phát hành là 12.810 tỷ đồng (cộng ngang vốn điều lệ hai ngân hàng).

 

Do tỷ lệ hoán đổi cổ phần là 1:0,621, như vậy 186.300.000 cổ phiếu HDBank sẽ được phân bổ cho cổ đông PG Bank. Còn lại 113.700.000 cổ phiếu HDBank sẽ được phân bổ cho cổ đông hiện hữu của HDBank theo tỷ lệ 1 cổ phiếu HDbank được nhận thêm 0,116 cổ phiếu. Tuy nhiên toàn bộ số cổ phần này là cổ phần phổ thông kèm điều kiện mua lại và HDBank sau sáp nhập sẽ mua lại toàn bộ số cổ phần này làm cổ phiếu quỹ với giá mua lại tối đa là 13.000 đồng/cp trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chào bán cổ phần.

 

Thời gian hoán đổi cổ phần dự kiến diễn ra vào tháng 7/2018.

 

Q&A

Với cơ sở xây dựng kế hoạch lợi nhuận 2018 tăng trưởng lợi nhuận hơn 61% kế hoạch này có khả thi hay không?

Ông Nguyễn Hữu Đặng Tổng giám đốc: Lợi nhuận 2017 tăng gần gấp đôi 2016 nhờ nền tảng chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm từ 2011-2016 về cơ sở khách hàng, mạng lưới phân phối...góp phần vào lợi nhuận 2017. Dựa trên nền tảng đối HDBank đã đặt kế hoạch khá thận trọng cho 2018. Toàn thể ban điều hành và nhân viên HDBank sẽ nỗ lực trong thị trường nhiều cạnh tranh hiện nay, tập trung vào phân khúc ngân hàng bán lẻ và SME, mang lợi ích phù hợp và phân tán rủi ro không tập trung quá nhiều vào một vài khách hàng lớn. Các sản phẩm của HDbank cũng đi vào phân khúc khách hàng ngách mà nhiều ngân hàng khác chưa tiếp cận. Quý 1/2018 HDBank đã đạt được hơn 1/4 kế hoạch đặt ra.

 

Sản phẩm đối với HDSaison có gì khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường?

Ông Nhân Tổng giám đốc HDSaison: HDSaison tập trung cho vay người tiêu dùng có nhu cầu thực sự. Nếu quý cổ đông theo dõi danh mục cho vay chúng tôi có 80% danh mục cho vay các khách hàng mua xe máy, những khách hàng điện máy (tivi, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt) và có 20% sản phẩm cho vay những khách hàng thân thiết. Đây là điểm khác biệt với các công ty khác trên thị trường nhằm tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh HDSaisson đang có, chugns tôi có gắng liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất đặc biệt là nhà sản xuất Nhật Bản, chúng tôi có quan hệ với tập đoàn Credit Saison của NHật Bản tạo lợi thế cạnh tranh.

 

Chúng tôi là đơn vị uy tín trên thị trường và đặt mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp sản phẩm tài chính được mọi ng dân VN tin dùng.

 

Tốc độ tăng trưởng về mạng lưới khách hàng và quy mô hoạt động của HDSaison đang đẫn đầu hệ thống tài chính tiêu dùng, chúng tôi đã đi qua giai đoạn đầu tư cho hệ thống phân phối, cho nhân viên và sản phẩm, năm nay chúng tôi cho vay tiền mua vé máy bay của Vietjet, được kết nối tự động giữa hai công ty, cán bộ nhân viên ở 12.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Theo lời bà Thảo, công ty tài chính tiêu dùng là "nhặt bạc cắc", nhưng với hàng chục triệu khách hàng thì mỗi năm công ty này có thể thu về vài trăm tỷ đồng.

 

Nợ xấu của PG Bank hiện nay ra sao, có ảnh hưởng gì đến HDBank trong tương lai hay không?

Về nợ xấu PGBank, nợ xấu trên nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC, tại 31.12 PGBank có hơn 600 tỷ nợ xấu và 2.200 tỷ nợ đã bán cho VAMC, PGBank đã trích lập 850 tỷ và thu nợ 200 tỷ, tất cả các khoản nợ xấu này có tài sản đảm bảo là BĐS, dự kiến bán ra thu về ít nhất được 70% nợ xấu. Như vậy việc bán nợ xấu của PGBank không phải là gánh nặng cho HDBank nếu nhận PG Bank về. Hiện các bên đang tích cực thu hồi nợ và được trích lập đầy đủ.

 

Lợi thế cạnh tranh của HDBank sau sáp nhập là gì?

Theo bà Thảo, PG Bank là một ngân hàng tương đối sạch nhờ có cổ đông chiến lược Petrolimex. Khi sáp nhập PGBank các chỉ số sẽ đẹp hơn, hoặc ít nhất là bằng hiện tại. Nợ xấu không phải là gánh nặng.

Về lợi ích khi hợp tác chiến lược với Petrolimex, ngoài việc gia tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô như đã đề cập ở trên, hai bên sẽ mở rộng hệ sinh thái khách hàng, HDbank cung cấp thêm sản phẩm cho PLX như phái sinh, thanh toán quốc tế...

 

Về chính sách chia cổ tức?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: HDBank luôn đặt lợi ích của cổ đông lên đầu nên từ trước đến nay kể cả khi sáp nhập Đại Á, HDBank đều duy trì mức cổ tức có lợi cho cổ đông. Năm nay việc trả cổ tức bằng tiền mặt 15% sẽ được thực hiện ngay sau khi đại hội kết thúc, việc phát hành cổ phiếu 20% còn lại sẽ được thực hiện sau khi sáp nhập trên vốn mới. Các chỉ số ROA, ROE sau sáp nhập được cải thiện nên cổ đông yên tâm về tỷ lệ cổ tức.

 

Kế hoạch kinh doanh 2018 (chưa tính phương án sáp nhập)

Phát biểu tại đại hội Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch HĐQT HDBank cho biết năm 2017 là năm chuyển mình mạnh mẽ của HDBank, tổng tài sản tăng 26% lên trên 189.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 110,6% lên 2.417 tỷ đồng, ROE đạt 15,8% cải thiện mạnh so với con số 9,3% của năm trước, dư nợ tín dụng tăng 25,2%, huy động vốn tăng 16,7%, hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR đạt 13,5%, trên mức tối thiểu 9% do NHNN quy định, tỷ lệ nợ xấu tại ngày 31/12/2017 là 1,5%.

 

Năm 2018 là năm thứ hai HDBank thực hiện chiến lược 5 năm 2017 – 2021. Tiếp nối những thành công trong năm 2017, HDBank cùng công ty tài chính tiêu dùng HD Saison tiếp tục chiến lược ngân hàng bán lẻ và SME.

 

Các mục tiêu năm 2018 được cổ đông thông qua đều ở mức cao so với bình quân ngành ngân hàng như lợi nhuận trước thuế 3.921 tỷ đồng, tăng 62,2%.

 

HDBank đặt mục tiêu tổng tài sản đến cuối năm 2018đạt 242.865 tỷđồng, tăng 28,3%. Tổng nguồn vốn huyđộngđạt 222.184 tỷđồng, tăng 30,3%. Tổng dư nợ tín dụngđạt 154.510 tỷđồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%,ROA ở mức 1,3 % vàROEđạt 20,2%. Kế hoạch kinh doanh này chưa điều chỉnh sau sự kiện phát sinh thương vụ M&A PGBank.

 

Đại hội thông qua tất cả các tờ trình.

>>> Xem thêm: 

Lãi suất vay mua xe ngân hàng PG Bank - Mua xe siêu tôc trong vòng 24h

theo ndh.vn

Tư vấn khoản vay