Ngân hàng đua lợi nhuận, quỹ tín dụng được gỡ khó

Cuộc đua lợi nhuận ngân hàng năm 2017; Hóa giải áp lực nợ công cao; USD tiếp đà giảm, còn giá vàng tăng nhanh... là những thông tin đáng chú ý trong sáng nay.

Cuộc đua lợi nhuận ngân hàng năm 2017: Ông lớn ôm lãi “khủng”.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lũy kế 9 tháng, thu nhập lãi thuần của Vietcombank đạt 33.812 tỷ đồng, tăng 23%; lợi nhuận trước thuế 7.934 tỷ đồng, tăng 25,42% so với cùng kỳ và hoàn thành 86,24% kế hoạch cả năm (9.200 tỷ đồng). Còn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), lợi nhuận trước thuế hợp nhất lũy kế 9 tháng đầu năm 2017 đạt 7.232 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 82,2% kế hoạch được giao; lãi sau thuế trong 9 tháng là 5.873 tỷ đồng. Như vậy, năm nay, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2017 vẫn cho thấy sự dẫn đầu về lợi nhuận toàn hệ thống của top 1 - Vietcombank và top 2 - Vietinbank.

 

Hóa giải áp lực nợ công cao.

Nợ công đang tiến dần đến trần 65% GDP, trong khi hiệu quả đầu tư công còn không ít tồn tại, hạn chế. khoản nợ gốc và lãi vay mà ngân sách nhà nước phải trả đã tăng nhanh: Đến năm 2017 ước lên đến 250.000 tỷ đồng… Do đó Ðầu tiên là cần giảm áp lực trả nợ cho ngân sách thông qua giảm dần bội chi ngân sách nhà nước. Theo đó, năm 2018, bội chi ngân sách nhà nước là 3,7%; năm 2019 giảm xuống 3,6% và năm 2020 giảm còn 3,4%. Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) qua đó phê duyệt đưa nợ công về một đầu mối duy nhất quản lý là Bộ Tài chính từ tháng 7/2018.

 

Gỡ khó cho quỹ tín dụng nhân dân.

Thời gian qua, hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân gặp không ít khó khăn về huy động vốn góp của thành viên; cho vay sản xuất, kinh doanh; tổ chức đại hội. Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã TP Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh đề xuất: Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một số thông tư hướng dẫn cụ thể hóa nội dung của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm tính an toàn hệ thống. Các cấp ủy, chính quyền địa phương và quỹ tín dụng nhân dân cần điều chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính theo hướng tăng vốn điều lệ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu quả tăng trưởng nguồn vốn tín dụng, xử lý nợ xấu.

 

 

Giá vàng tăng nhanh do khủng hoảng chính trị.

 Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh do đồng USD bất ngờ giảm về mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua. Tới đầu giờ sáng 24/11 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.291,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.293 USD/ounce. Trên thị trường vàng trong nước, giá vàng tăng 10-20 ngàn đồng so với phiên liền trước. Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,46 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,53 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,62 triệu đồng/lượng (bán ra).

 

Giá dầu ổn định do tình trạng không rõ ràng về cắt giảm sản lượng.

 Các thương nhân cho biết hoạt động của thị trường là thấp do nghỉ lễ ở Mỹ và thiếu việc đưa vào đặt cược định hướng giá do tình trạng không rõ ràng về việc cắt giảm sản lượng đã lên kế hoạch, dẫn dắt bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC.Giá dầu thô Brent kỳ hạn đang giao dịch tại 48,9 USD/thùng, giảm 5 cent so với mức đóng cửa phiên trước. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI ở mức 47,94 USD/thùng, giảm 2 cent so với phiên trước.

 

USD tiếp đà giảm nhanh.

 Đêm qua, đồng USD trên thị trường quốc tế giảm nhanh do giới đầu tư lo ngại Mỹ sẽ khó lòng đảm bảo được kế hoạch tăng lãi suất thêm 3-4 lần trong năm 2018. Đầu phiên giao dịch ngày 24/11 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,13 điểm. USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1,1844 USD; 111,29 yen đổi 1 USD và 1,3314 USD đổi 1 bảng Anh. Trên thị trường trong nước phiên 23/11 tỷ giá USD/VND ở một số các ngân hàng tăng 10 đồng nhưng vẫn phổ biến ở mức: 22.690 đồng/USD và 22.760 đồng/USD.

 

 

Theo Cafeland

Tư vấn khoản vay