Trong năm 2018, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, trong số đó, BIDV đứng đầu với 989.671 tỷ đồng.
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ “sống còn” của mỗi ngân hàng. Cũng như các năm trước đây, trong năm 2018, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để thu hút tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang đứng ở vị trí quán quân.
Thị trường ngân hàng Việt Nam ghi nhận nhóm “Ngân hàng nào thu hút tiền gửi tiết kiệm nhiều nhất năm 2018" là tứ đại gia ngân hàng bao gồm BIDV, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
4 ngân hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Vì vậy, “cuộc đua” trở thành Ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường chỉ dành cho BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank.
Trong cả năm 2018, đã có tới 989.671 tỷ đồng của các tổ chức và cá nhân được “gửi gắm” tại BIDV dù ngân hàng này không tham gia cuộc đua tăng lãi suất. Mức lãi cao nhất tại BIDV vẫn chỉ là 6,9%/năm, áp dụng cho 2 kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.
BIDV dẫn đầu về thu hút gửi tiết kiệm ngân hàng 2018
Như vậy, chỉ tiêu “Tiền gửi của khách hàng” tại BIDV chiếm tới 75% nguồn vốn của ngân hàng này và tăng 129.686 tỷ đồng, tương ứng 15,1% so với năm 2017. Con số này giúp BIDV trở thành quán quân trong danh sách các ngân hàng có huy động vốn cao nhất thị trường.
Đứng thứ 2 là VietinBank. Trong năm 2018, VietinBank đã huy động được 825.816 tỷ đồng, tăng 72.881 tỷ đồng, tương ứng 9,7% so với năm 2017 và chiếm 70,9% tổng nguồn vốn của VietinBank.
Cũng như BIDV , VietinBank không áp dụng chính sách lãi suất cao. Mức cao nhất mà VietinBank dành cho khách hàng chỉ là 7%/năm áp dụng cho các kỳ hạn trên 36 tháng. Còn với kỳ hạn 36%, mức lãi suất được chi trả là 6,9%/năm.
Vietcombank đứng thứ 3 khi thu hút được 802.222 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân. Huy động vốn tại Vietcombank tăng 93.702 tỷ đồng, tương ứng 13,2% so với năm 2017 và chiếm 74,8% tổng nguồn vốn.
Agribank chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nên Agribank chưa phải công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018. Vì vậy, hiện tại chưa rõ tình hình huy động vốn tại ngân hàng này.
Click ngay: Lãi suất tiết kiệm tháng 2/2019 - Cập nhật mới nhất từ các ngân hàng
Năm 2018, thị trường tài chính chứng kiến một vài ngân hàng “tâm điểm”. Đó là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapitalbank).
Eximbank gây chú ý khi làm mất tiền 245 tỷ đồng của nữ khách hàng Chu Thị Bình. Thông tin này được cho là ảnh hưởng tới uy tín Eximbank. Nhận định này không phải không có lý khi trong năm 2018 tăng trưởng huy động vốn tại Eximbank rất chậm dù Eximbank áp dụng chính sách lãi suất cao.
Mức lãi suất cao nhất tại Eximbank lên đến 8,3%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng dưới hình thức online. Nỗ lực hút khách bằng lãi suất cao chỉ giúp huy động vốn tại Eximbank tăng 1.264 tỷ đồng, tương đương 1,1% so với năm 2017.
Không được may mắn như Eximbank, trong năm 2018, huy động vốn tại tại Saigonbank đi lùi. Chỉ tiêu này chỉ đạt 14.678 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với năm 2017.
Chính sách lãi suất tại Saigonbank hấp dẫn hơn nhóm “Tứ đại gia ngân hàng” một chút nhưng thua kém nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần. Lãi suất cao nhất tại Saigonbank chỉ là 7,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng.
Trong khi đó, huy động vốn tại VietcapitalBank có chiều hướng tích cực hơn. Chỉ tiêu này tăng 6.472 tỷ đồng, tương đương 23,9% so với năm 2017 lên 33.495 tỷ đồng và chiếm 71,9% tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Giới đầu tư không ngạc nhiên khi huy động vốn tại VietcapitalBank tăng trưởng mạnh. Đó là kết quả của việc VietcapitalBank thường xuyên áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất toàn thị trường. Lãi suất tại VietcapitalBank lên tới 8,7%/năm.
Tuy nhiên, tăng trưởng huy động vốn không giúp đỡ nhiều cho VietcapitalBank khi trong năm 2018, chi phí của ngân hàng tăng mạnh và hoạt động ngoại hối khiến ngân hàng thua lỗ.
>>>> Xem thêm: So sánh lãi suất vay mua nhà 2019 của các ngân hàng uy tín nhất hiện nay
Tư vấn khoản vay