Đối với người dân Việt Nam, chuyện robot cướp việc của con người có lẽ vẫn còn đang ở đâu đó xa vời. Tuy nhiên, chẳng đâu xa, robot cướp việc con người đã cướp đi việc làm của 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương. Vì vậy, có lẽ viễn cảnh tương tự đối với những người Việt làm ngân hàng, giao dịch viên, kế toán, dịch thuật… có lẽ sẽ đến vào một tương lai không xa nữa.
Đối với người dân Việt Nam, chuyện robot cướp việc của con người có lẽ vẫn còn đang ở đâu đó xa vời. Tuy nhiên, chẳng đâu xa, robot cướp việc con người đã cướp đi việc làm của 90% công nhân ở một nhà máy Bình Dương. Vì vậy, có lẽ viễn cảnh tương tự đối với những người Việt làm ngân hàng, giao dịch viên, kế toán, dịch thuật… có lẽ sẽ đến vào một tương lai không xa nữa.
Cuối tháng 12/2017, tại TP.HCM, cửa hàng tự động không người bán được đưa vào hoạt động đầu tiên đã được khai trương. Sự ra đời của cửa hàng tiện lợi này mang lại cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mới. Điều đặc biệt sẽ không còn nhân viên bán hàng, tư vấn hay thu ngân,...
Khách hàng khi đến đây chỉ cần lựa chọn sản phẩm trên màn hình cảm ứng rồi quét mã QR từ ứng dụng để thực hiện lệnh thanh toán mà không cần thanh toán bằng tiền mặt. Sau cửa hàng đầu tiên trên đường Mạc Thị Bưởi, đơn vị đầu tư tham vọng dự kiến mở khoảng 2.000 cửa hàng dạng này tại Việt Nam trong thời gian tới.
Một quán cà phê tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của dư luận nhờ đưa robot vào phục vụ khách. Đáng nói hơn, chú robot này hoàn toàn do người Việt Nam lên ý tưởng và thiết kế. Robot đáp ứng tốt khả năng phục vụ thực khách trên một mặt sàn, có thể phục vụ tự động hàng trăm lượt khách trong vòng 15 giờ liên tục, biết tự động dừng lại khi gặp vật cản phía trước hay biết mời du khách khi đã đưa đồ uống đến đúng bàn khách ngồi.
Robot phục vụ tại quán cafe của Việt Nam
Tương tự như vậy, tại TP.HCM, robot mang tên cô Ba được đưa vào hoạt động tại một nhà hàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Cô Ba có thể chào hỏi, giới thiệu các món ăn theo lập trình và di chuyển để mang thức ăn, đồ uống cho thực khách thông qua sự điều khiển của nhân viên.
Ở lĩnh vực thương mại điện tử, sự xuất hiện của những Chatbot (trợ lý ảo) ngày càng nhiều. Chatbot là một trợ lý ảo kết nối với các ứng dụng trên thiết bị điện tử để thực hiện những yêu cầu của người sử dụng qua ngôn ngữ tự nhiên.
Ở công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, có tới 90% công nhân đã phải nghỉ việc, với lý do là vì nhiều dây chuyền sản xuất chỉ cần vỏn vẹn 5 robot là đã vận hành ‘ngon lành’. 5 robot này thừa sức thay thế được số lượng lớn tới hơn 100 công nhân nhưng chỉ tập trung được vào duy nhất khâu tạo hình sản phẩm trong toàn bộ dây chuyền. Trung bình cứ mỗi tiếng, 1 robot này vận hành sẽ cho ra 500 sản phẩm, với độ chính xác lên đến từng milimet. Điều quan trọng là robot không bị ảnh hưởng bởi tâm lý như con người, chúng không mệt, không đói, không vướng bận gia đình, cho nên năng suất luôn được giữ vững. Do đó, các sản phẩm được làm ra không chỉ được đảm bảo về chất lượng mà còn ổn định về số lượng
Những gì đang diễn ra ở trên cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 đã len lỏi vào đời sống xã hội.
Giám đốc công ty bột giặt hoá chất tại Việt Nam cho rằng, nguy cơ robot thay thế con người là hoàn toàn có thật ở Việt Nam.
“Tương lai tôi nghĩ công ty sẽ chỉ có vài trăm công nhân, văn phòng được tự động hóa. Chúng tôi sẽ mời các nhân sự có trình độ công nghệ thông tin cao về làm việc”, doanh nhân này cho biết.
Không chỉ các cơ sở sản xuất nhỏ và trung bình, xu hướng ‘robot cướp việc của con người’ giờ đây cũng đã ‘lây lan’ tới những công ty lớn của Việt Nam. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi lẽ các công ty, tập đoàn lớn cũng sẽ tương đương với những khối lượng công việc khổng lồ cần sự trợ giúp của máy móc.
Hiện tại nhà máy sữa Mega của Vinamilk đã được đầu tư tới 2.400 tỉ đồng để làm tự động hóa các khâu sản xuất từ chiết rót, tiệt trùng cho đến đóng gói, đóng thùng và chất lên pallet.
Giờ đây, mối lo mất việc cho những người công nhân đang càng được nhân rộng ra. Điều gì sẽ xảy ra với những người lao động có trình độ thấp trong xã hội Việt Nam, nếu như không chỉ Vinamilk mà hàng loạt các công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất khác cũng quyết định sử dụng robot?
Bên trong một nhà máy của Vinamilk
Theo báo cáo chi tiết về chủ đề Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì Việt Nam là nước chịu tác động mạnh mẽ bởi cách mạng công nghiệp 4.0.Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo rằng, trong 2 thập niên tới, khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot.
Đặc biệt, tỷ lệ này xảy ra với ngành may mặc là lên đến 86%. Chúng ta cần nhớ rằng may mặc chính là một lợi thế của Việt Nam, nhờ vào tính thâm dụng lao động mà chúng ta có được. May mặc hiện là một trong ngành hàng đầu của Việt Nam tạo điều kiện việc làm cho lao động, với tỷ lệ lao động trên tổng số lao động Việt Nam vô cùng lớn.
Ngành may mặc - ngành có nguy cơ robot thay thế con người hàng đầu
Ở trong nước, đã bắt đầu có nhiều hội thảo hướng nghiệp với nội dung “Học ngành gì để không bị robot thay thế” được tổ chức. Điều này cho thấy, viễn cảnh robot thay thế số lượng lao động lớn ở Việt Nam đang ở gần và đã bắt đầu tác động lên xã hội chúng ta, xuất hiện trong từng câu chuyện thường ngày...
Đối với các điều hành nền kinh tế, có lẽ sự đổi mới mô hình tăng trưởng cho Việt Nam sẽ là điều cấp bách cần được đề xuất. Còn đối với doanh nghiệp, thích ứng được với môi trường cạnh tranh mới và tăng năng suất chính là yếu tố cạnh tranh sống còn. Xu thế này buộc họ phải đầu tư cho tự động hóa và robot, chứ không còn không thể trông chờ vào lợi thế về lao động nữa.
>>>> click ngay để cập nhật nhanh chóng tin tức về thị trường kinh doanh mới nhất
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020