Công nghệ chip EMV hiện là công nghệ thẻ thông minh nhất hiện nay. Không chỉ bảo mật hơn mà còn giúp hạn chế được các vụ gian lận, đánh cắp dữ liệu thẻ.
Thẻ chip công nghệ EMV bảo mật hơn
Chắc hẳn bạn đã từng đọc được những bài báo nói về những vụ đánh cắp dữ liệu từ thẻ tín dụng một cách tinh vi.
Thẻ vẫn an toàn trong ví khách hàng nhưng kẻ trộm vẫn thoải mái dùng thẻ của họ để chi tiêu những giao dịch bất hợp pháp.
Có những trường hợp chỉ qua một đêm thức dậy bỗng trở thành chủ nợ của hàng trăm triệu đồng.
Ngay cả các quốc gia có nền công nghệ phát triển như Mỹ, thì tần suất diễn ra các vụ đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng vẫn diễn ra với tần suất vô cùng cao.
Chính vì vậy các ngân hàng dần chuyển dịch từ những chiếc thẻ từ sang thẻ chip EMV để đảm bảo an toàn hơn.
Mặc dù công nghệ EMV sẽ không loại bỏ hoàn toàn hành vị trộm cắp dữ thông tin thẻ tín dụng tuy nhiên nó có thể hạn chế được phần nào.
EMV là viết tắt của cụm từ Europ Europay, MasterCard và Visa. Công nghệ được đặt tên theo ba mạng thẻ tín dụng phát triển giao thức này.
EMV là một phương thức thanh toán dựa trên tiêu chuật kỹ thuật cho thẻ thông mình và cho các thiết bị đầu cuối thanh toán cùng máy rút tiền tự động chấp nhận chúng.
Nền tảng kỹ thuật cho thẻ chip EMV đã được ra đời vào đầu những năm 1980. Thẻ chip thương mại đầu tiên ra mắt tại Pháp vào năm 1986 và nhiều ngân hàng đã tung ra các phiên bản của riêng họ trong suốt cuối những năm 1980.
Lo lắng về tình trạng gian lận thẻ tín dụng ở châu Âu trở nên tồi tệ hơn, Hội đồng Hệ thống thanh toán châu Âu đã khuyến khích các ngân hàng và người tiêu dùng chấp nhận thẻ chip.
Đến năm 1992, hầu hết các đầu đọc thẻ của Pháp đều có khả năng đọc chip và thẻ chip EMV đã phổ biến và khá quen thuộc với người tiêu dùng Pháp. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn toàn ngành cho việc sử dụng thẻ chip.
Chính điều này tạo ra các vấn đề tương thích và chấp nhận thẻ, đặc biệt đối với người tiêu dùng nước ngoài có ngân hàng gia đình sử dụng các tiêu chuẩn thẻ chip khác nhau (hoặc sử dụng thẻ hoàn toàn không có chip).
Vào năm 1993 và 1994, Europay (một mạng lưới thẻ lớn của châu Âu vào thời điểm đó) đã hợp tác với Visa và MasterCard để tạo ra những gì được hy vọng sẽ là một tiêu chuẩn thẻ chip toàn cầu. Philip E. Andreae, khi đó là giám đốc điều hành của Europay, nói với BankInfo Security rằng dự án EMV có ba mục tiêu chính:
- Giảm thiểu gian lận
- Thanh toán ngoại tuyến
- Các phương thức xác thực giao dịch an toàn hơn.
Phiên bản hiện đại của EMV hiện là tiêu chuẩn toàn cầu được sử dụng bởi hầu hết các nhà phát hành và mạng lưới thẻ tín dụng lớn, bao gồm cả American Express. Tiêu chuẩn EMV được hỗ trợ và kiểm soát bởi EMVCo, một tập đoàn bao gồm Discover, American Express, MasterCard, Visa, JCB và China UnionPay.
Bên cạnh tên gọi là thẻ tín dụng EMV, thì EMV còn có tên là:
Dù nó được gọi là gì, đây là cách công nghệ EMV hoạt động.
Thẻ tín dụng truyền thống được mã hóa với thông tin thanh toán tĩnh. Khi thẻ bị đánh cắp, kẻ trộm có thể ngay lập tức sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch trái phép sau đó loại bỏ nó với rất ít rủi ro bị phát hiện.
Ngoài ra với công nghệ cũ, kẻ trộm có thẻ đánh cắp dữ liệu thẻ tín dụng bằng cách hack máy tính để mở khóa số lượng lớn các thẻ tín dụng.
Với những thông tin đánh cắp được, kẻ trộm só thể rút tiền từ thẻ hoặc bán chúng cho những kẻ chuyên làm giả thẻ tín dụng.
Thẻ EMV chứa chip máy tính có chức năng như một bộ xử lý và bộ phát thu nhỏ. Không giống như thẻ tín dụng truyền thống, thông tin chứa trên các chip này rất linh hoạt. Mỗi giao dịch mới tạo ra một mã giao dịch mới độc nhất (còn được gọi là “dấu hiệu”) sử dụng các nguyên tắc của mật mã - tương tự như cấu trúc toán học phức tạp đằng sau cruptocurrencies.
Không có hai mã giao dịch nào được lặp lại, vì vậy mỗi mã trở nên vô dụng sau khi hoàn thành giao dịch mà nó đại diện.
Dù tên trộm tinh vi có thể đánh cắp một mã cụ thể từ một điểm bán hàng cụ thể, mã này sẽ không có giá trị tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai, có hoặc không thể tự tạo ra nó.
Thông tin thẻ tín dụng EMV có thể được lưu trữ trong ví di động, chẳng hạn như Apple Pay và Android Pay và được sử dụng để thực hiện thanh toán không tiếp xúc với thiết bị di động .
Mặc dù chip vật lý không được đọc như một phần của quy trình thanh toán di động, tuy nhiên thẻ được lưu trữ sẽ tạo cùng một mã giao dịch an toàn, duy nhất cho mỗi giao dịch mới.
Một trong những khác biệt chính giữa thẻ EMV và thẻ từ truyền thống là thời gian và bản chất của quy trình ủy quyền thanh toán
Thanh toán truyền thống xảy ra riêng lẻ và tại chỗ, có nghĩa là nó yêu cầu kết nối điện thoại hoặc Internet trực tiếp tại điểm bán.
EMV linh hoạt hơn. Khi thẻ EMV được lắp vào đầu đọc chip, về cơ bản thẻ sẽ cho người đọc biết rằng đó là xác thực và giao dịch được xử lý mà không cần trao đổi dữ liệu. Các giao dịch được xử lý được lưu trữ cho đến hết ngày làm việc, tại thời điểm đó, người bán kết nối với Internet và ủy quyền cho các giao dịch trong một đợt hàng ngày.
Khách hàng hoạt động ở các khu vực xa xôi hoặc kết nối thấp, chẳng hạn như tại các lễ hội âm nhạc ở nông thôn, vẫn có thể sử dụng thẻ chip nhờ khả năng xử lý thanh toán ngoại tuyến.
Thanh toán bằng thẻ chip
Người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt rõ ràng trong trải nghiệm thanh toán bằng thẻ chip EMV với thẻ truyền thống.
Thay vì dùng thẻ quẹt qua đầu đọc thì bạn chỉ cần chèn hoặc nhúng mặt chip của thẻ vào đầu hẹp của đầu đọc thẻ.
Nếu thẻ chip của bạn có ứng dụng công nghệ NFC cho phép thanh toán không cần tiếp xúc thì quy trình thanht oàn còn đơn giản hơn. Bạn chỉ cần để thẻ gần với đầu đọc cho đến khi quá trình thanh toàn hoàn tất.
Thay vì ký xác nhận thực tế cho mục đích nhận dạng, người dùng chỉ cần nhập số nhận dạng cá nhân (PIN), thường dài từ 4 đến 6 chữ số. Con số này phải tương ứng với thông tin được lưu trữ trên chip.
Công nghệ chip và PIN khiến những kẻ trộm thẻ gặp khó khăn hơn khi sử dụng thẻ. Dù có đánh cắp thẻ, họ không thể thực hiện giao dịch mua hàng gian lận trừ khi họ biết mã PIN.
Thẻ chip chữ ký là hình thức giao dịch không cần nhập mã pin mà sử dụng chữ ký để xác minh mỗi giao dịch bằng thẻ.
Kể từ năm 2015, thẻ chip và chữ ký phổ biến hơn ở Mỹ, Mexico, một phần của Nam Mỹ (như Argentina, Colombia, Peru) và một số quốc gia châu Á (như Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, và Indonesia). Trong khi thẻ chip và PIN phổ biến hơn ở hầu hết các nước châu Âu (ví dụ: Anh, Ireland, Pháp, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Hà Lan) cũng như ở Brazil, Venezuela, Ấn Độ, Sri Lanka, Canada, Úc và Mới Zealand.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020