Thị trường chứng khoán Việt Nam những ngày nóng bỏng

Nhiệt độ ở TP.HCM những ngày gần đây dường như có xu hướng vượt ngưỡng chịu đựng. Nhưng nhiệt độ về thị trường chứng khoán mới là vấn đề đang được nhắc đến nhiều hơn.

 

Việt Nam đang trên đà trở thành thị trường có kết quả kinh doanh tốt nhất châu Á trong năm thứ 2 liên tiếp với mức tăng 52%. Từ tháng 1/2018, nguồn vốn ngoại đã đổ vào thị trường trong nước hơn 400 triệu USD, sau khi đạt con số kỷ lục năm 2017 là 1 tỷ USD, VN Index đã tăng 22%.

 

 

Cũng trong quý 1/2018, GDP của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong một thập kỷ qua với mức tăng 7,4%. Lĩnh vực trọng yếu như giải khát, dầu và tài chính là các lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm.

 

Thông qua việc bán cổ phần tại Sabeco, Nhà nước đã thu 4,8 tỷ USD trong năm ngoái. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết chính phủ Trung Quốc có kế hoạch bán gấp 6,5 lần cổ phần chào bán trong năm 2017.

 

Việt Nam hiện nay có tính thanh khoản tốt hơn so với Philippines - nơi được cho là một thị trường mới nổi. Theo các chuyên gia nhận định, Việt Nam đã sẵn sàng gia nhập chỉ số MSCI EM.

 

 

 

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang dần bị tác động hơn từ các sự kiện kinh tế vĩ mô, giảm sự hấp dẫn của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cho các nhà quản lý quỹ toàn cầu. Đầu năm nay, mối tương quan giữa lợi nhuận hàng tuần của cổ phiếu của Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng lên 67%, khác hẳn so với trước đây.

 

 

Pakistan là một ví dụ điển hình. Trong ít nhất một năm rưỡi trước khi gia nhập MSCI EM, các nhà đầu cơ đã đổ xô vào nhưng chỉ số chuẩn chứng khoán 100 của Karachi bị sụt giảm trước ngày chính thức nâng hạng.

 

Có một điều có thể chắc chắn rằng, Việt Nam có thị trường tốt hơn Pakistan. Tuy nhiên, với sức nóng như hiện nay, thật dễ dàng để các nhà đầu tư tìm ra lý do để bán. GDP giảm, lạm phát tăng và thị trường TP.HCM có thể “nguội” đi nhanh chóng.

Thị trường tài chính
Từ khóa nổi bật
thị trường chứng khoán MSCI EM

Tư vấn khoản vay