Trên thị trường những ngày này lãi suất huy động của một số ngân hàng có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, nhiều nhà băng cũng đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn cho người gửi tiền như tặng quà, tặng lãi suất. Riêng với gửi tiết kiệm online, phần lớn các ngân hàng đều cộng lãi suất cho người gửi từ 0,1 – 0,3 điểm phần trăm so với gửi tại quầy.
Xem thêm: Mẹo gửi tiền ngân hàng để hưởng lãi suất cao nhất
Lý do khiến lãi suất tăng được cho rằng xuất phát từ nhu cầu cân đối thanh khoản của một số ngân hàng, còn số khác thì gom vốn để cho vay khi tín dụng cả hệ thống đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 6 năm.
Lãi suất tăng đã đành, nhưng gửi tiền ở ngân hàng nào tốt nhất, ở đâu để có lợi nhất vẫn luôn là câu hỏi của người có tiền nhàn rỗi, hoặc thậm chí muốn đầu tư một cách an toàn.
Với các khoản tiền của khách hàng cá nhân kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng đang có lãi suất phổ biến từ 4,3 – 5,5%/năm. Trong đó các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank là lãi suất thấp nhất, chỉ huy động 4,3%/năm cho kỳ hạn 1 – 2 tháng và 4,8% cho kỳ hạn 3-4 tháng; 5%/năm cho kỳ hạn 5 tháng.
Nếu có tiền nhàn rỗi và nhu cầu gửi kỳ hạn ngắn, ở bất kỳ ngân hàng cổ phần tư nhân nào cũng cho lãi suất cao hơn hẳn so với các ngân hàng lớn nói trên, rẻ nhất cũng được 4,7 – 4,8%/năm. Đó là chưa kể với các khoản tiền lớn và gửi online, người gửi tiền có thể được cộng thêm lãi suất từ 0,1 – 0,3% và không quá mức trần 5,5%/năm do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Có thể kể đến vài trường hợp như VPBank đang huy động vốn ngắn hạn lãi suất từ 4,7 – 5,2%/năm; ở Techcombank là 5,1 – 5,3%/năm; của Sacombank là 5 – 5,5%/năm; ở ACB là 4,9 – 5,2%/năm…Còn với các ngân hàng nhỏ hơn có quy mô mạng lưới hẹp hơn thì lãi suất dao động từ 5,3 – 5,5%/năm như OCB, Bản Việt, VietBank, Nam A Bank
Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn ngân hàng nào tốt nhất để gửi tiền ngân hàng
Với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm, các ngân hàng đang huy động lãi suất từ 5,3% cho đến 7,4%/năm và cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm cổ phần tư nhân với nhóm cổ phần Nhà nước. Trong đó các “ông lớn nhóm Big 4” chỉ huy động từ 5,3 – 5,5%/năm.
Ngược lại, các ngân hàng tư nhân lại đưa ra lãi suất khá cao, chẳng hạn VPBank chào lãi suất từ 6 – 6,6%/năm; Techcombank là 5,6 – 6,4%/năm; Sacombank là 6%/năm; ACB là 5,6 – 6%/năm; OCB là 6,5 – 7%/năm; Nam Á và Eximbank là 6,5 – 6,7%/năm; VietBank 7 – 7,1%/năm. NCB đang là ngân hàng có mức lãi suất huy động các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm cao nhất trên thị trường khi sẵn sàng bỏ ra mức lãi suất 7 – 7,4%/năm.
Ở kỳ hạn dài từ 1 năm trở lên, Vietcombank đang là ngân hàng huy động với lãi suất thấp nhất, chỉ 6,5%/năm cho các kỳ hạn trên 1 năm. Ở VietinBank huy động lãi cao hơn, ở mức 6,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1 đến 3 năm và dài hơn là 7%/năm. BIDV có chính sách huy động lãi suất lại nhỉnh hơn VietinBank chút ít, là từ 6,8 – 6,9%/năm.
Trong nhóm cổ phần tư nhân, nhiều ngân hàng huy động lãi suất kỳ hạn dài rất cao trên dưới 8%/năm. Có thể kể đến như Vietcapital Bank và Eximbank (cùng 8,2%); VietBank (7,9%); NCB (8%/năm)…
Ở các ngân hàng có quy mô rộng lớn khác như VPBank, người gửi tiền kỳ hạn 1 năm trở lên cũng được hưởng lãi suất từ 6,7 – 7,5%/năm; của Techcombank là 6,2 – 6,7%/năm; của ACB là 6,2 – 6,5%/năm; Sacombank là 6,8 – 7,55%/năm; VIB quanh 7,1%/năm. Các ngân hàng khác có quy mô nhỏ, khách hàng cũng chẳng khó khăn khi lựa chọn bởi kỳ hạn trên 1 năm đều chào mức lãi suất quanh 7,4 – 7,6%/năm.
Riêng nhóm ngân hàng “0 đồng” mang “mác ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100%” có các mức lãi suất huy động cũng khá hấp dẫn, tương tự như lãi suất mà các ngân hàng nhỏ chào mời.
Còn nếu có tiền nhàn rỗi để không trong tài khoản và chấp nhận gửi không kỳ hạn, các ngân hàng lớn của Nhà nước sở hữu chi phối chỉ trả lãi suất 0,2%/năm, trong khi phần lớn các ngân hàng khác chi trả tối đa theo mức trần của NHNN là 1%/năm.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020