Uber bị sáp nhập, tài khoản trước đây tại Grab bị khóa - Lối thoát nào cho tài xế vay ngân hàng mua xe?

Uber bán mình cho Grab và thu về 27% cổ phần tại đây, câu chuyện vẫn chưa thể đi đến hồi kết khi các chính sách mới cũng như thông báo chưa được đưa ra thỏa đáng cho phía tài xế. Rất nhiều người trong số này đã vay nợ ngân hàng hàng trăm triệu mua ô tô trả góp để chạy taxi công nghệ nay lo phá sản vì gánh nặng nợ quá lớn.

Uber bán mình cho Grab và thu về 27% cổ phần tại đây, câu chuyện vẫn chưa thể đi đến hồi kết khi các chính sách mới cũng như thông báo chưa được đưa ra thỏa đáng cho phía tài xế. Rất nhiều người trong số này đã vay nợ ngân hàng hàng trăm triệu mua ô tô trả góp để chạy taxi công nghệ nay lo phá sản vì gánh nặng nợ quá lớn.

 

Thương vụ sáp nhập đình đám giữa Uber & Grab

 

Thông báo trấn an tài xế trước ít ngày và cú lật ngược chóng vánh.

 

Nhiều tài xế phàn nàn, tuần trước Uber còn thông báo trấn an họ yên tâm lái xe, doanh thu còn tốt, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, thế mà nay mọi sự đã lật ngược.

 

Chia sẻ trên nhiều diễn đàn của hội lái xe Uber, cách đây khoảng một tuần, nhiều tái xế còn nhận được thông báo từ Uber, khuyên anh em cứ yên tâm lái xe, doanh thu còn rất tốt. Công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Vậy mà ngày 26/3 vừa qua, hàng nghìn tài xế nhận thông báo “chia tay” từ Uber.

 

Các tài xế Uber đều trong trạng thái hoang mang. Họ không biết thủ tục chuyển đổi sẽ ra sao, đăng ký lại như thế nào. Phía Uber cũng như công ty mới là Grab có hỗ trợ gì cho tài xế về đồng phục, vấn đề pháp lý hay không?

 

Anh Trần Công Luận, tài xế đối tác của Uber đã hơn hai năm tại khu vực quận 3, TP.HCM, lo lắng: “Chiếc 4 chỗ này tôi mua trả góp. Không chỉ riêng tôi đâu, nhiều anh em lái UberX (ôtô 4 chỗ) đa phần đều vay ngân hàng mua trả góp cả. Bây giờ môi trường thay đổi, công ty thay đổi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng thu nhập, cho dù họ có cam kết gì đi nữa”.

 

Nhưng nỗi lo lớn nhất của anh Luận chính là trước đây, tài khoản của anh đã bị Grab khóa do vi phạm một số quy định. Nỗi lo của anh Luận cũng là nỗi lo chung của nhiều tài xế hiện nay, khi một phần bị Grab khóa tài khoản trước đây, một phần vì gánh nặng nợ ngân hàng hàng tháng.

 

Nỗi lo của tài xế vay ngân hàng mua ô tô trả góp chạy Uber

 

Đang vay trả góp ngân hàng mua xe, anh Đỗ Quốc Hiệp – Hà Nội hoang mang cho biết: “Số tiền phải trả mỗi tháng cho ngân hàng lên tới 10 triệu đồng, trong khi đó nguồn thu nhập chính từ lái xe cho Uber. Lái xe Uber đang chịu chiết khấu cho hãng là 20% trong khi tài xế Grab phải chịu chiết khấu lên đến 28,36%. Khi chuyển sang Grab, họ sẽ phải nhận mức thu nhập giảm.

 

Anh Long – TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, nếu sau sáp nhập, Grab vẫn áp mức phí này, nhiều tài xế dù không muốn vẫn phải “bỏ cuộc chơi” do lợi nhuận thấp, nhất là khi chạy quãng đường di chuyển ngắn. "Đơn cử như tôi, trung bình chạy Uber 8-9 tiếng/ngày được khoảng 20 chuyến với thu nhập dao động từ 1 triệu trở lên, nhưng với mức chiết khấu gần 30% của Grab, con số này chắc chắn sẽ giảm nhiều", anh Long nói và bày tỏ, xe là mua trả góp, mỗi tháng phải trả 5 triệu. Nếu mức chiết khấu quá cao, trừ chi phí nhiên liệu, hao mòn xe sẽ chẳng đủ trả lãi ngân hàng.

 

>>>> Xem thêm: Cập nhật lãi suất mua xe tháng 4 năm 2018 các ngân hàng uy tín nhất

 

Éo le hơn, tài xế Uber Phạm Văn Hào đang như ngồi trên đống lửa khi trước đây, Grab đã khóa tài khoản của anh. “Để chạy Uber, tôi đã mua trả góp chiếc Huyndai i10 với giá 365 triệu, số tiền trả góp là 8,5 triệu/tháng. Thời điểm hiện tại, trung bình cũng chạy được 15 chuyến/ngàyvới thu nhập từ 1-1,5 triệu. Uber sáp nhập vào Grab, tôi thực sự bối rối không biết nên đi đâu, về đâu?

 

Hướng đi nào cho tài xế Uber vay ngân hàng trả góp

 

Trước tình hình này, nhiều tài xế Uber thường tranh thủ thời gian vắng khách để hỏi han nhau về thủ tục, cách thức gia nhập công ty mới. Nhưng cũng có những người lắc đầu ngán ngẩm và tỏ ra thất vọng về nguy cơ bán xe trả nợ. Hướng đi nào cho những tài xế Uber?

 

Tài xế Uber

 

Tài xế Uber hỏi han nhau về thủ tục gia nhập công ty mới

 

 

Tiếp tục công việc tài xế và “đầu quân” cho Grab?

 

Đối với những tài xế chưa từng đăng ký tài khoản Grab trước đây hay tài khoản còn có thể đăng ký một cách hợp lệ, họ toàn toàn có thể trở thành đối tác của Grab trong tương lai gần một cách nhanh nhất. Tạm bỏ qua những băn khoăn như: Lệ phí đồng phục có được trợ cấp hay không? Có chính sách dành riêng cho tài xế Uber gia nhập Grab hay có được hưởng chiết khấu như Uber không…? thì đây được coi là giải pháp tạm thời và dễ dàng được chấp nhận nhất.

 

Bị khóa tài khoản tại Grab: Đầu quân cho Taxi truyền thống hay bán xe?

 

Theo quy định của Grab, những thành viên đã bị công ty khóa tài khoản, sẽ không được cấp lại vĩnh viễn, bởi vậy những tài xế như anh Hào ở ví dụ trên gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới. Từ sau ngày 8/4 các app Uber tại Việt Nam sẽ dừng hoạt động, bởi vậy các tài xế như anh Hào sẽ phải lựa chọn đầu quân cho hãng taxi truyền thống nào đó để duy trì cuộc sống, hoặc phải bán xe để chi trả tiền lãi góp hàng tháng.

 

Nhiều tài khoản Uber sẽ bị khóa sau ngày 8/4

 

Ứng dụng Uber sẽ dừng hoạt động ở Việt Nam sau ngày 8/4

 

Đầu quân cho Taxi truyền thống cũng là một hướng đi được một số tài xế hướng đến, tuy nhiên đa số còn phân vân và e ngại. Bởi sau khi sáp nhập, Grab là một trong những nền tảng di động được sử dụng thường xuyên nhất tại Đông Nam Á, với hơn 5 triệu người sử dụng và hơn 5 triệu đối tác là tài xế, đại lý. Tương lai độc quyền của Grab tại Việt Nam trong thời gian tới là một điều nhìn rõ. Trong thời gian chờ đợi các bộ ngành về luật cạnh tranh vào làm việc để đưa ra xem xét thì dĩ nhiên, người dùng và đối tác tài xế của Grab vẫn hoạt động bình thường. Bởi vậy, sự cạnh tranh đối với các hãng taxi truyền thống nói chung và các tài xế nói riêng hứa hẹn sẽ rất khốc liệt.

 

Bán xe trả nợ?

 

Bán xe trả nợ là hướng đi “bần cùng bất đắc dĩ” mà một số tài xế nghĩ đến. Trong trường hợp này, nếu bán xe thì tài xế có thể phải chịu lỗ hàng trăm triệu trở lên và có thể cộng với mức thuế chuyển đổi từ xe công ty sang xe cá nhân. Tuy nhiên đây cũng là một trong những hướng đi cho những tài xế muốn chuyển hướng kinh doanh hoặc chuyển sang các ngành nghề lao động khác.

 

Có hướng đi nào tốt hơn?

 

Bên cạnh bán xe hay đầu cơ cho các hãng taxi truyền thống thì tài xế Uber vẫn có thể cho người khác thuê xe hay mạo hiểm hơn là việc mua/thuê tài khoản Grab của người khác.

 

Đối với những tài xế muốn chuyển hướng việc làm sang các ngành nghề khác mà không muốn bán xe, họ có thể lựa chọn cho một người khác thuê xe để chạy dịch vụ và thu tiền hàng tháng, còn bản thân sẽ kiếm thêm thu nhập ở một loại hình kinh doanh hay một công việc mới mẻ hơn.

 

Mạo hiểm hơn, một số tài xế còn “kháo” nhau rằng: Các tài xế Uber trước đây bị khóa tài khoản tại Grab có thể đánh liều mua tài khoản Grab để tiếp tục tham gia vào công ty này. Tuy nhiên, nếu trường hợp này bị Grab phát hiện có thể bị phạt và cấm hoạt động lại công ty này vĩnh viễn.

 

Câu chuyện Grab thâu tóm Uber và nỗi lo của tài xế Uber vay ngân hàng mua xe trả góp vẫn là một chủ đề nóng trong suốt thời gian sắp tới đây. Lựa chọn hướng đi nào để phù hợp nhất, để có thể trả nợ ngân hàng một cách đúng hạn vẫn là những thắc mắc khiến cánh tài xế đau đầu!

Theo Báo mới

Tư vấn khoản vay