Xe lắp ráp trong nước có thể giảm sâu nhờ đề xuất thuế mới

Doanh nghiệp ôtô sản xuất lắp ráp đáp ứng sản lượng, tỷ lệ nội địa theo cam kết sẽ được nhập linh kiện với thuế 0%.

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến doanh nghiệp, người dân về đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện ôtô chở người dưới 9 chỗ và xe tải từ 5 tấn trở xuống theo chương trình ưu đãi thuế từ năm 2018- 2022. Theo đó, cơ quan này đưa ra hai phương án giảm thuế nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất lắp ráp, giúp giảm chi phí, giá bán để tăng cạnh tranh với xe nhập khẩu cũng như tăng sản lượng tiêu thụ.

 

thị trường xe ô to

 

Phương án 1 là giảm về 0% với 163 dòng thuế linh kiện ôtô nhập khẩu để lắp ráp. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.

 

Phương án 2 là giảm xuống 0% với 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp (những linh kiện phụ tùng Việt Nam chưa thể sản xuất) và giảm xuống 10% với 42 dòng thuế thuộc nhóm bộ phận và phụ kiện từ các mức 15%, 20% và 25%. Theo đó, thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện xe con sẽ giảm từ 14-16% xuống 9-11% và xe tải dưới 5 tấn giảm 7,9%.

 

Bộ Tài chính cho rằng phương án 1 sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào nhiều hơn với mức độ ưu đãi thuế nhập khẩu cao hơn và cũng dễ đạt được sản lượng đề ra của Chương trình.

 

Nhược điểm của cả hai phương án là các đơn vị không có chủ trương mở rộng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ khó khăn do không được hưởng mức thuế 0% khi nhập khẩu bộ linh kiện để lắp ráp. Rất có thể các công ty này sẽ dần chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc khiến số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp bị thu hẹp.

Bên cạnh đó, để được hưởng ưu đãi thuế theo chương trình này, các doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện về sản lượng xe sản xuất lắp ráp cũng như tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết trong từng năm.

 

Cụ thể, lộ trình về điều kiện cam kết cho một doanh nghiệp như sau:

Lộ trình 2018 2019 2020 2021 2022 Tổng giai đoạn 2018-2022
Tỷ lệ tăng trưởng/năm 16% 16% 16% 16% 16%  
Sản lượng chung tối thiểu 34.000 xe 40.000 xe 46.000 xe 53.000 xe 61.000 xe 234.000 xe
Sản lượng riêng tối thiểu mỗi mẫu xe và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước 20.000 xe và 20% 23.000 xe và 30% 27.000 xe và 30% 31.000 xe và 40% 36.000 xe và 40% 137.000 xe và 40%

Lộ trình này áp dụng cho xe chở người dưới 9 chỗ, dung tích từ 2.000 cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7 lít trên 100km, tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn 2018-2021); mức 5 từ năm 2022 trở đi. Theo Bộ Tài chính, với lộ trình này, khả năng sẽ có 3 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia. Tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đạt 40% (đạt được mục tiêu đề ra của chương trình và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô).

 

Việc đưa ra các điều kiện cam kết về sản lượng chung tối thiểu nhằm bảo đảm ngành sản xuất lắp ráp trong nước tăng được dung lượng thị trường với tỷ lệ tăng trưởng nhất định hàng năm, tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời khuyến khích phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ thông qua việc tăng nhu cầu đối với linh kiện sản xuất trong nước.

Theo VnExpress

Tư vấn khoản vay