Trong hợp đồng mua bán xe hơi ở Việt Nam, điều khoản ràng buộc bên bán hủy hợp đồng phải bồi thường ít khi được đề cập. Vì vậy, khách hàng thường là người chịu thiệt thòi khi hợp đồng bị hủy.
Xe Tết cháy hàng, người tiêu dùng chịu thiệt
Anh Hùng Cường, một khách hàng tại TP.HCM ký hợp đồng và đặt mua một chiếc Honda CR-V trước Tết. Tuy nhiên, nhân viên kinh doanh gọi điện xin lỗi vì hết hàng sau hơn một tuần không liên lạc. Người này gọi ý đề nghị anh đặt mua phiên bản cao cấp hơn. Anh Cường cho biết, nếu đại lý hết hàng thì từ lúc đầu nên đề nghị anh mua phiên bản cao cấp. Khi hợp đồng không đáp ứng được nhu cầu mua xe, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của anh.
Vì vây, anh Cường không chấp nhận phương án của nhân viên kinh doanh, đại lý trả anh tiền đặt cọc và không bồi thường.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương vừa công bố một số nội dung cần lưu ý về việc đặt cọc mua xe và các trường hợp liên quan đến thay đổi giá xe tại thời điểm giao dịch. Trong đó, khoản tiền đặt cọc mà người mua đưa cho bên bán xe khi xe chưa có sẵn ở đại lý được coi là để "đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng" theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, thông thường khi không có xe giao cho khách hàng, đại lý sẽ bồi hoàn tiền đặt cọc. Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: Sau khi đặt cọc, bên đặt cọc hủy bỏ và không thực hiện hợp đồng dân sự thì tiền đặt cọc thuộc về phía nhận đặt cọc. Ngược lại, bên nhận đặt cọc không thực hiện theo yêu cầu hợp đồng, thì bên nhận đặt cọc phải trả cho người đặt cọc tài sản và khoản tiền tương đương giá trị đặt cọc ban đầu.
Do đó, người tiêu dùng nên đọc kỹ hợp đồng, biên bản thỏa thuận giữa hai bên trước khi ký kết hợp đồng đặt mua xe. Nếu không có thỏa thuận khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc nhưng không bán xe được cho người tiêu dùng, thì đại lý phải hoàn lại đầy đủ tiền đặt cọc hoặc và một khoản tiền tương đương giá trị đặt cọc.
Đơn cử, người tiêu dùng đặt cọc 100 triệu mua xe hơi. Khi đại lý không có xe để giao, người tiêu dùng được bồi hoàn 200 triệu cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm ô tô nhập khẩu trước Tết khiến nhiều người phải bỏ ra số tiền cao hơn giá trong hợp đồng khi đặt cọc.
Thông thường, đại lý sẽ đề xuất người tiêu dùng giải quyết bằng cách viết đơn tự nguyện rút tiền đặt cọc hoặc phải mua xe giá cao hơn trong hợp đồng. Điều này đồng nghĩa, người tiêu dùng bị thiệt thòi lớn về lợi ích của mình.
Điều 16 Luật Bảo vệ người tiêu dùng quy định, doanh nghiệp không được phép quy định các điều khoản có nội dung cho phép bên kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép quy định hoặc thay đổi giá trị tại thời điểm giao hàng.
Vì vậy, người tiêu dùng phải đọc kỹ các nội dung trong hợp đồng đặt xe trước khi ký kết, đặc biệt là điều khoản liên quan đến việc cho phép thay đổi giá xe tại thời điểm giao hàng.
Theo anh T.L, nhân viên kinh doanh xe hơi, khi đại lý hủy hợp đồng phải bồi hoàn gấp 2 chỉ là lý thuyết, vì thực tế trong hợp đồng đặt xe thường bị đại lý loại bỏ điều khoản này và ít khách hàng nhận ra.
Hầu hết đại lý tư nhân ở Việt Nam đều không cho phép khách hàng thêm vào điều khoản bất lợi cho đại lý. Khi khách hàng hủy hợp đồng, họ sẽ mất tiền đặt cọc. Khi đại lý hủy hợp đồng, họ chỉ cần trả lại số tiền đặt cọc. Nhiều trường hợp khi đại lý hết xe, nhân viên kinh doanh sẽ gợi ý khách hàng chi tiền cao hơn hoặc đặt mua xe hơi có phí cao hơn. Nếu khách hàng không đồng ý sẽ trả lại tiền đặt cọc.
Anh L.T cũng chia sẻ, nếu khách hàng hỏi về điều khoản trường hợp bên đại lý không giao xe thì nhân viên kinh doanh chỉ trả lời “hợp đồng mẫu bên chính hãng nên không thay đổi được”.
Nguồn news.zing.vn
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020