Trong phiên xét xử, có bốn trường hợp được xét xử vắng mặt, trong đó có ông Phạm Công Danh và bà Hứa Thị Phấn. Hội đồng xét xử khẳng định sẽ áp dụng biện pháp áp giải đối với trường hợp cần thiết để có mặt tại tòa.
Sáng ngày 18/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) dự kiến kéo dài từ 10 -12 ngày, không bao gồm 5 ngày nghỉ lễ và thực tế sẽ phụ thuộc lớn vào các luật sư. Nhiều luật sư đã đề nghị triệu tập thêm người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trước đó, tòa đã triệu tập 120 tổ chức/cá nhân nhưng số người có mặt không nhiều. HĐXX đã chấp thuận cho 4 trường hợp được xét xử vắng mặt và khẳng định sẽ áp dụng biện pháp áp giải đối với trường hợp cần thiết có mặt tại tòa. Phiên tòa có sự tham gia của 26 phóng viên tác nghiệp.
8h30 ngày 18/4/2018, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội bước vào phiên tòa xét xử với hơn 30 bị cáo có đơn kháng cáo.
Tổ thư ký cho biết tòa đã có lệnh triệu tập tới 120 người tham gia. Tại phiên tòa, có tổng cộng 23 bị cáo có mặt. Bị cáo Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Viết Hiền có đơn xin vắng mặt. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn vẫn bị còng tay đến sát giờ xử.
Phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Ocean Bank diễn ra ngày 18/4/2018
Đại diện theo ủy quyền và người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp nguyên đơn dân sự Ocean Bank, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và tổ chức có quyền lợi và lợi ích liên quan Ngân hàng Xây dựng đều đã có mặt tại phiên tòa.
HĐXX cũng cho biết 5 bị cáo gồm Bùi Đức Quỳnh, Nguyễn Xuân Sơn, Phan Thị Loan (nhận 20 tháng tù treo theo quyết định sơ thẩm), Đỗ Quốc Trình, Nguyễn Quốc Trưởng (nhận 24 tháng tù treo theo quyết định sơ thẩm) đã quyết định rút kháng cáo trước phiên tòa trong khoảng nửa cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Bị cáo Nguyễn Văn Đức có đơn xin xét xử vắng mặt kèm giấy xác nhận của bệnh viện Việt Đức. Bị cáo Nguyễn Viết Hiền cũng xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.
Tòa án nhận được đơn xin xét xử vắng mặt của ông Phạm Công Danh theo xác nhận của Giám định trại giam T17. Tòa nhận được kiến nghị của 2 luật sư bào chữa đề nghị xem xét xét xử vắng mặt do bị cáo Phấn ở tuổi cao và được xác nhận mất 93% sức khỏe.
Luật sư Minh Tâm đề nghị Tòa phúc thẩm triệu tập đại diện NHNN để xác định vai trò đại diện vốn nhà nước của Nguyễn Xuân Sơn tại OceanBank, triệu tập ông Ninh Văn Quỳnh. Cùng đó, trong quá trình chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm, các luật sư đã đề nghị Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) xác định tính chất tài sản vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại các công ty cổ phần nên đề nghị triệu tập đại diện Viện này.
Luật sư Vũ Xuân Nam bào chữa bị cáo Nguyễn Văn Hoàn triệu tập các cá nhân liên quan đến việc lập hồ sơ vay và sử dụng của khoản vay 500 tỷ đồng của Trung Dung.
Ông Đỗ Ngọc Quang, luật sư cũ của bị cáo Ninh Văn Quỳnh và là người bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm phiên phúc thẩm, cho rằng không cần thiết triệu tập ông Quỳnh đến phiên tòa này bởi hành vi đã được xét xử ở vụ án khác.
Luật sư Xuân Anh đề xuất xác định tư cách mới của bị cáo Hà Văn Thắm là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì sở hữu lượng lớn cổ phần OceanBank. Ngoài ra, các luật sư cũng đề nghị sự có mặt của đại diện Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước,…
Trước ý kiến của các luật sư tại phiên tòa, Viện kiểm soát (VKS) nhân nhân Cấp cao cho rằng đã có đủ điều kiện để tiến hành phiên tòa. Liên quan đến bị cáo vắng mặt kêu oan và xin giảm hình phạt, VKS thấy trường hợp bị cáo Phạm Công Danh và hai bị cáo là nguyên Giám đốc chi nhánh có đơn xin xét xử vắng mặt và đủ điều kiện.
Riêng trường hợp bị cáo Hứa Thị Phấn đã xin vắng mặt từ phiên xét xử sơ thẩm. Với tình hình sức khỏe và kiến nghị của luật sư, VKS cho rằng đã đủ điều kiện xét xử vắng mặt. Còn việc bảo vệ ý kiến kháng cáo đã có các luật sư. Đây cũng là việc VKS đã trao đổi kỹ với HĐXX trước phiên tòa.
Đại diện HĐXX, Chủ tọa Ngô Hồng Phúc cho biết thực tế tòa đã gửi giấy triệu tập tới nhiều nhân chứng nhưng vắng mặt. HĐXX nói riêng và Tòa án Cấp cao đã họp với cơ quan chức năng. Với các trường hợp cần thiết, đại diện cơ quan chức năng sẽ có mặt ngay hôm sau, thậm chí chấp nhận biện pháp áp giải.
“Trong quá trình xét xử, nhân chứng có thể bị áp giải để có mặt tại phiên tòa, giải quyết kháng cáo của các bị cáo”, HĐXX cho biết.
>>> Cập nhật thêm những tin tức mới nhất về thị trường ngân hàng tại đây
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020