Thẻ tín dụng bị từ chối, không thể thanh toán có thể sẽ là một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất trong cuộc đời bạn, đặc biệt là trong hoàn cảnh có cả chục người đang xếp hàng phía sau chờ đến lượt thanh toán.
Khi thẻ tín dụng được quẹt qua POS thanh toán, hệ thống thanh toán sẽ gửi tín hiệu liên hệ với ngân hàng để chắc chắn thẻ tín dụng hợp lệ và còn đủ điều kiện để thanh toán. Mọi thứ sẽ diễn ra bình thường nếu như hệ thống phản hồi “giao dịch thành công”. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, hệ thống hiện thông báo “giao dịch thất bại” và điều này sẽ tồi tệ hơn nếu như bạn không có bất kỳ một phương án thanh toán thay thế nào khác.
Thiết bị đọc thẻ tín dụng - Ảnh minh họa
Về việc thẻ tín dụng bị từ chối thanh toán, lý do có thể đến từ việc kết nối giữa ngân hàng và hệ thống thanh toán bị gián đoạn, nhưng cũng có thể nó đến từ một số lý do liên quan trực tiếp đến chiếc thẻ mà bạn đang sử dụng.
>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả cho người mới bắt đầu
Khi mở và kích hoạt thẻ tín dụng, ngân hàng chỉ cho phép bạn chi tiêu trong một hạn mức tín dụng nhất định, nếu bạn chi tiêu hết 100% hạn mức, bạn không thể tiếp tục sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho đến khi ngân hàng cấp hạn mức trở lại. Ở Việt Nam hiện nay, hạn mức tín dụng sẽ được cấp căn cứ đa phần vào lương của chủ thẻ, khoảng gấp 2 – 3 lần lương. Ví dụ lương của bạn là 10 triệu đồng/tháng, hạn mức thẻ tín dụng của bạn (tùy ngân hàng) có thể lên đến 20 – 30 triệu.
Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng có quyền đóng tài khoản thẻ tín dụng của bạn với rất nhiều lý do khác nhau. Rất có thể ngân hàng đã gửi thư, email hay tin nhắn để thông báo nhưng bạn chưa nhận được hoặc đã vô tình bỏ qua.
Nếu bạn bỏ qua hoặc thanh toán muộn nợ thẻ tín dụng nhiều lần, ngân hàng có thể không cho phép bạn tiếp tục thanh toán qua thẻ tín dụng nữa.
Hãy để ý thời hạn có hiệu lực được ghi trên mặt trước của thẻ tín dụng, nếu như thẻ hết hiệu lực, bạn không thể giao dịch tiếp trên thẻ này được nữa. Khi thẻ hết hạn, thông thường ngân hàng sẽ thông báo đến bạn bằng thư, email hay tin nhắn. Tất cả những gì bạn cần làm là yêu cầu ngân hàng cấp mới và kích hoạt thẻ tín dụng.
Ngày hết hạn thẻ tín dụng - Ảnh minh họa
Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như thẻ tín dụng của bạn không được bảo quản đúng cách. Để thẻ tín dụng tại nơi quá nóng, để thẻ bị ướt, hay làm xước, gãy thẻ có thể làm thẻ tín dụng của bạn bị hỏng chíp (với thẻ chíp), hỏng dải băng từ (với thẻ từ). Lúc này bạn phải yêu cầu ngân hàng cấp lại thẻ với chi phí giao động từ 100.000 – 200.000 đồng.
Nếu thẻ tín dụng không sử dụng được để thanh toán, đừng vội đổ lỗi cho thẻ cũng như cho ngân hàng. Rất có thể bản thân thiết bị đọc thẻ tín dụng của cửa hàng bị lỗi khiến cho giao dịch không thể thực hiện. Bạn hãy thử yêu cầu nhân viên cửa hàng kiểm tra lại để xác định rõ nguyên nhân.
Ngân hàng luôn luôn kiểm soát bất kỳ hành vi nào liên quan đến việc thanh toán qua thẻ tín dụng. Nếu như có những giao dịch bất thường vượt ra khỏi thói quen chi tiêu của bạn, rất có thể thẻ tín dụng của bạn đã bị kẻ gian sử dụng để chuộc lợi, ngân hàng sẽ tạm thời từ chối tất cả những giao dịch trên thẻ tín dụng có tài khoản bị nghi ngờ xâm phạm.
Nếu bạn không thể thanh toán qua thẻ tín dụng, việc đơn giản nhất có thể làm là sử dụng các hình thức khách để hoàn tất thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng thứ 2,…
Ngoài ra, để hiểu rõ lý do thẻ tín dụng bị từ chối, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến hotline của ngân hàng phát hành thẻ bởi vì chỉ có họ mới biết chính xác lý do vì sao mà thẻ tín dụng của bạn bị từ chối, không thể thanh toán. Trong một vài trường hợp đơn giản, ngân hàng có thể giải quyết và cho phép bạn chi tiêu bằng thẻ tín dụng trở lại ngay lập tức.
Đây có thể là một trường hợp hy hữu nhưng không thể không xảy ra, nó sẽ thực sự khiến bạn cảm thấy khó xử và bối rối nếu như không được chuẩn bị từ trước.
Với một số cửa hàng, khi thẻ tín dụng không thể thanh toán và không có giải pháp thanh toán thay thế nào khác, bạn có thể chỉ cần xin lỗi cửa hàng và trả lại hàng hóa trong giỏ vào vị trí cũ, hoặc bạn cũng thể để hàng tại giỏ rồi rời đi để lấy tiền mặt rồi quay lại sau. Vay tiền để thanh toán cũng là một giải pháp nên nghĩ đến ngay nếu như bạn đang đi cùng một người khác.
Bạn cũng nên nhớ, trong trường hợp thẻ tín dụng bị từ chối, không thể thanh toán, bạn phải thực sự giữ bình tĩnh. Càng lịch sự và thoải mái, bạn càng nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ các nhân viên cửa hàng. Nếu có thể, hãy làm việc với quản lý cửa hàng, bạn có thể để lại một số giấy tờ tùy thân, địa chỉ liên lạc,… và xin phép rời đi để tìm phương án thanh toán thay thế.
Gọi điện thoại cho người thân khi thẻ tín dụng bị từ chối
Nếu như cửa hàng từ chối cho bạn rời đi nếu chưa thanh toán hóa đơn, bạn có thể sử dụng một vật có giá trị nào đó để cầm cố như điện thoại, máy tính cá nhân, hoặc các giấy tờ tùy thân quan trọng và hứa sẽ quay trở lại. Ngoài ra, còn một các khác mất thời gian hơn đôi chút là sử dụng sự trợ giúp từ người thân. Đây có lẽ là cách giải quyết mất thời gian nhất nhưng lại đơn giản nhất.
>>>> Xem thêm: Cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của thẻ tín dụng
Như vậy, việc thẻ tín dụng bị từ chối thanh toán là điều hoàn toàn có thể xảy ra với rất nhiều các lý do không thể lường trước, chính vì vậy, hãy chuẩn bị cho mình những công cụ thanh toán dự phòng như thẻ ghi nợ, tiền mặt,... và chuẩn bị những phương án nếu như thẻ tín dụng không thể thanh toán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thẻ tín dụng với những tiện ích khác nhau, nếu bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng nhưng đang băn khoăn chưa biết mở loại thẻ nào hãy liên hệ với Topbank.vn qua hotline 024 378 22 888 để được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020