Mất 500 triệu chỉ trong 1 đêm, chủ thẻ bị "bốc hơi" hàng chục triệu đồng, giao dịch ngân hàng không được kiểm soát... là những vấn đề được chú ý gần đây. Vấn đề bảo vệ tài khoản ngân hàng, đặc biệt là những tài khoản thường xuyên được giao dịch online trên các thiết bị di động đang ngày càng được người dùng chú trọng hơn.
Dưới đây là 8 lưu ý không thể bỏ qua để bảo vệ an toàn tài khoản ngân hàng của bạn
Hiện nay, đa số các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp cho khách hàng tiện ích nhận thông báo giao dịch tài khoản hay giao dịch thẻ qua email và SMS đến số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký.
Tiện ích này thường có khoản phí nhỏ trung bình dưới 10.000VNĐ/tháng, nhưng thường chưa được khách hàng chú trọng. Đây là quyết định hoàn toàn sai lầm.
Trong thực tế, tính năng này đã “cứu nguy” cho rất nhiều khách hàng sử dụng thẻ, đặc biệt là sử dụng thẻ tín dụng, trong trường hợp phát hiện được những giao dịch bất thường chủ thẻ có thể báo ngay với ngân hàng để kịp thời xử lý, khóa thẻ, đóng băng số tiền giao dịch và hoàn trả lại chủ sở hữu…
Xem thêm: Những lưu ý không thể bỏ qua để mua hàng online đảm bảo an toàn
Nhận thông báo mã OTP qua điện thoại
Các loại thẻ thanh toán quốc tế VISA, MasterCard, American Express, JCB... không còn xa lạ với người tiêu dùng tại Việt Nam. Ngày càng được sử dụng phổ biến là thẻ tín dụng ( thẻ cho phép người dùng thanh toán trước, trả tiền sau).
Đối với thẻ tín dụng đặc biệt thẻ tín dụng thanh toán quốc tế, người dùng nên đăng ký dịch vụ VBV (Verified by VISA) cho thẻ VISA, và MSC (MasterCard SecureCode) của MasterCard.
Đây là chương trình an ninh nhằm mục đích bảo mật dành cho chủ thẻ do VISA và MasterCard cung cấp
Điều này nghe có vẻ “kỳ kỳ” nhưng thực chất đây là một lời khuyên quan trọng và rất hữu ích dành cho những cá nhân thường giao dịch qua mạng, đặc biệt với những giao dịch lớn.
Các chuyên gia về bảo mật còn khuyên rằng, người dùng nên đăng kí nhận mã OTP tại các tài khoản ngân hàng vào một số điện thoại khác và sử dụng nó trên chiếc “cục gạch” riêng biệt. “Cục gạch” này sẽ khó bị “hack” so với việc bạn dùng smatphone. Số điện thoại này có thể dùng nghe gọi và nhắn tin nhưng tuyệt đối không nên đăng kí các tài khoản mạng xã hội hay tài khoản gmail vào số này. Đây là cách phòng trách có chút bất tiện nhưng rất hiệu quả.
"Thiết bị sạch" là yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ người dùng ngân hàng trực tuyến trên PC hay di động (mobile) đều cần lưu tâm. Đăng nhập vào tài khoản ngân hàng trên một thiết bị nhiễm mã độc, bị hack không khác gì tự tay dâng thông tin cho kẻ xấu.
Với PC: Bạn nên hạn chế tối đa đăng nhập tài khoản ngân hàng online từ các máy tính công cộng như thư viện, sân bay hay ở dịch vụ Internet. Thông tin tài khoản dễ dàng rơi vào tay kẻ xấu.
Bạn nên sử dụng PC có cài đặt các chương trình bảo vệ gồm tường lửa (firewall), anti-virus, hay có thêm tính năng bảo vệ giao dịch ngân hàng trực tuyến như Safe Money của Kaspersky Internet Security 2016, cùng những quy tắc bảo mật cho PC khác như cập nhật bản vá lỗi cho hệ điều hành, không lướt web thường xuyên (dễ nhiễm mã độc)...
Với thiết bị di động, người tiêu dùng thường chưa được chú trọng trong vấn đề bảo mật, với thiết bị mà người dùng thường xuyên thao tác các giao dịch thì lời khuyên của chuyên gia như sau: Không đăng nhập trên các smartphone “bẻ khóa”, chỉ tai ứng dụng trên những chợ ứng dụng chính thức như Google Play, … không tải nhiều trò chơi, ứng dụng hoặc truy cập vào các địa chỉ web không rõ ràng…
Đăng nhập tài khoản ngân hàng trên các máy tính công cộng, thiết bị không đảm bảo an toàn là cách nhanh nhất tiếp tay cho tội phạm mạng
Các chuyên gia đều khuyên người dùng thường xuyên giao dịch trên mạng nên tạo một tài khoản phụ và chỉ dùng tài khoản này hay thẻ thanh toán đăng ký từ tài khoản này để giao dịch, mua sắm.
Người dùng cần đăng ký các hạn mức giao dịch cho tài khoản phụ, luôn cho chúng ở mức thấp. Ví dụ không giao dịch quá 10 triệu đồng/ngày, hay trong tài khoản có bao nhiêu tiền thì được dùng bấy nhiêu (khi cần giao dịch thì chuyển tiền vừa đủ vào trước).
Về cơ bản, người tiêu dùng nên lựa chọn các website bán hàng hay cung cấp dịch vụ trực tuyến có hỗ trợ các dịch vụ thanh toán trung gian như Paypal hay các kênh uy tín như CleverBridge.
Paypal được tin dùng toàn cầu và được phần lớn website thương mại điện tử đưa vào như là một lựa chọn khâu thanh toán. Người dùng thông qua Paypal trả tiền cho nơi bán. Nếu giao dịch bất ổn về hàng hóa, lừa đảo... thì Paypal theo chính sách dịch vụ có thể hoàn trả số tiền giao dịch.
Bên cạnh tiện ích, cần cẩn trọng trước những nguy cơ mất tài khoản khi dùng Mobile banking
Không chỉ "lên mạng" mà khi quẹt thẻ ở cửa hàng, trung tâm mua sắm, nhà hàng hay quán cà phê, thông tin thẻ cũng có thể bị mất từ hai nguy cơ: mã độc lây nhiễm trong máy POS, và kẻ xấu tiếp cận trực tiếp thông tin thẻ.
Nguy cơ thứ hai đến từ việc đưa thẻ cho nhân viên đi quẹt thẻ thanh toán. Giới chuyên gia khuyến cáo bạn nên trực tiếp đến nơi quẹt thẻ, và thậm chí cần che dãy số thẻ và số cvv bằng keo mỏng, chỉ để lộ lớp từ để quẹt vào máy.
Từ những cảnh báo trên, ta có thể thấy rõ có nhiều nguy cơ tồn tại khi giao dịch tài khoản trên mạng. Cần có kiến thức và chịu khó tập làm quen với các bước bảo vệ để hạn chế tối đa những nguy cơ kẻ xấu và tin tặc có thể "bốc hơi" tiền trong tài khoản.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020