Cho vay lãi ngày rất dễ vướng vào tội cho vay nặng lãi nếu như áp dụng mức lãi suất vượt quá 10 lần lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Dễ dàng bắt gặp biển quảng cáo cho vay lãi ngày
Cho vay theo ngày ra đời để phục vụ cho những người có nhu cầu cần tiền trong ngắn hạn.
Chỉ cần gõ từ khóa "cho vay lãi ngày" thì ngay lập tức google sẽ trả về rất nhiều các website chào mời vay online, không cần thế chấp nhưng đi đôi với đó là mức lãi suất rất cao.
Tuy nhiên việc cho vay theo ngày rất có thể bị coi là cho vay nặng lãi - một hình thức tín dụng bị pháp luật nghiêm cấm nếu người cho vay áp dụng lãi cao hơn so với quy định của pháp luật.
Theo điều 476, Bộ luật dân sự 2005 có quy định về lãi suất cho vay như sau:
- Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.".
Giả sử lãi suất cơ bản là 6%/năm thì lãi suất cho vay sẽ không được vượt quá 9%/năm, 0.75%/tháng, 0.025%/ngày.
Với việc lấy lãi 2.000đ/1 ngày cho mỗi khoản vay trị giá 1 triệu đồng tức là người cho vay đang áp dụng mức lãi ngày là 6%/tháng, 0.2%/ngày.
Để xác định cho vay lãi ngày như trên có phải là cho vay nặng lãi hay không sẽ phụ thuộc vào lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm đó.
Nếu lãi suất cho vay áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản thì thu lãi cho vay như trên sẽ không bị coi là cho vay nặng lãi.
Dù pháp luật cấm cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước quy định. Nưng không phải hành vi nào như trên cũng cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Chỉ khi cho vay lãi ngày và hội tụ các yếu tố sau thì mới được coi là cho vay nặng lãi và bị khởi tố theo quy định của pháp luật:
- Lãi suất cho vay (tính theo lãi ngày, lãi tháng hay lãi năm) vượt 10 lần so với lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định.
Ví dụ: lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm do ngân hàng nhà nước quy định là 6%/năm. Thì lãi suất tối đa các bên có thể cho vay sẽ là 9%/năm. Những khoản vay có lãi suất vượt quá 10 lần mức 9%/năm tức là trên 90%/năm sẽ được coi là tội cho vay lãi nặng.
- Người cho vay lợi dụng việc vay mượn, lợi dụng lúc người vay gặp khó khăn để áp mức lãi suất cao để thu lợi bất hợp pháp từ người đi vay. Về mức độ và tính chất của hành vi bóc lột được xác định ở chỗ: dùng việc cho vay nặng lãi làm nghề kiếm sống chính, hành vi lặp lại nhiều lần.
Theo điều 163 Bộ luật hình sự, tội cho vay nặng lãi được quy định như sau:
- Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
- Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Hiện nay có rất nhiều công ty đang cho vay lãi ngày online với mức lãi suất rất cao. Đặc biệt còn xuất hiện các chiêu trò, lãi mẹ đẻ lãi con khiến người vay lao đao, mất nhà, mất toàn bộ tài sản.
Hầu hết những người phải vay lãi ngày đều là những người không đủ điều kiện để tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nhưng lại rất cần tiền.
Để xóa bỏ tình trạng này, Chính phủ và ngân hàng nhà nước đang tiến hành nghiên cứu và sắp tới sẽ cho thí điểm hình thức cho vay ngang hàng ứng dụng nền tảng công nghệ, giúp người vay tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn và thủ tục bớt rườm rà hơn.
Bạn có thể tìm hiểu về cho vay ngang hàng để đón đầu xu thế này tại Việt Nam.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020