Cho vay ngang hàng tại Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng lắm rủi ro. Rất nhiều công ty cho vay ngang hàng biến tướng lừa tiền từ nhà đầu tư.
Hoạt động cho vay ngang hàng xuất hiện từ năm 2012
Cho vay ngang hàng trên thế giới đang tiếp tục phát triển với tốc độ mạnh mẽ. Năm 2012 tổng dư nợ vay vốn qua P2P trên toàn thế giới mới chỉ là 1,2 tỷ USD. Thì đến năm 2015, con số này đã gấp 53 lần đạt 64 tỷ USD.
Giới chuyên gia dự đoán, lĩnh vực cho vay ngang hàng trên thế giới sẽ còn phát triển xa hơn nữa, ước tính tổng dư nợ sẽ đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025.
Tại Việt Nam, hiện có hơn 40 công ty P2P đang hoạt động. Con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng tại Việt Nam.
Bởi theo nghiên cứu của World Bank (Ngân hàng thế giới), hiện vẫn còn 79% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Đây được coi là thị trường vô cùng màu mỡ cho hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam phát triển.
Nhà đầu tư nước ngoài đã sớm nhận ra tiềm năng của lĩnh vực P2P ở Việt Nam và đã có những động thái rót vốn vào các công ty P2P này.
Ngày 1.10.2018 vừa qua công ty cho vay ngang hàng Tima đã được quỹ đầu tư ngoại Belt Road Capital Management đầu tư 3 triệu USD. Số tiền này được Tima sử dụng để mở rộng hoạt động, phát triển nguồn nhân sự và đầu tư vào phần mềm.
Tuy nhiên, vì hiện khung hành lang pháp lý cho hoạt động P2P của Việt Nam vẫn chưa được ban hành nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng mang tính tự phát hoạt động một cách sơ khai chưa đạt đến chuẩn mực của P2P trên thế giới.
Đọc thêm bài viết về cho vay ngang hàng là gì? Cho vay ngang hàng hoạt động như thế nào? để hiểu rõ hơn về hoạt động này.
Cho vay ngang hàng tại Việt Nam hiện có khoảng 40 công ty đang hoạt động với những cái tên nổi danh nhất như Tima, SHA, Mobivi, Finn...
Theo đánh giá chung thì nền tảng công nghệ của những công ty này còn sơ khai và chưa thực sự hoạt động theo đúng bản chất của P2P trên thế giới. Có ý kiến cho rằng, các công ty P2P Việt Nam hoạt động giống như các công ty tư vấn tài chính hơn là lĩnh vực P2P.
Nhiều công ty lấy nguồn thu từ việc thu phí thêm từ người vay và phần chênh lệch giữa lãi suất trả cho nhà đầu tư và lãi suất cho vay.
Lãi suất của các công ty P2P tại Việt Nam thường chỉ thấp hơn hoặc bằng các công ty tài chính và cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng. Trong khi các công ty P2P trên thế giới thì thường mang lại cho người vay mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay ngân hàng.
Mặc dù chưa có quy định rõ ràng về hoạt động cho vay ngang hàng nhưng hiện tại tất cả các công ty P2P như công ty cho vay ngang hàng Tima... đều có giấy phép kinh doanh đầy đủ theo quy định của pháp luật và trụ sở kinh doanh rõ ràng.
Thời gian tới ngân hàng nhà nước sẽ hoàn thiện chính sách, khung pháp lý và rà soát lại toàn bộ hoạt động của các công ty này. Bất kể công ty nào có sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Theo Ngân Hàng Nhà Nước thì một số công ty cho vay ngang hàng P2P lending đã xuất hiện hình thức biến tướng, chiếm đoạt vốn bất hợp pháp của nhà đầu tư.
Thay vì là đầu mối cung cấp nền tảng kết nối người vay và người cho vay thì các công ty này lại biến tướng thành hoạt động đa cấp tài chính: huy động vốn nhưng dùng không đúng mục đích, mời chào lãi suất cao, thẩm định kém khiến phát sinh nợ xấu, tự ý thực hiện các hoạt động thanh toán trung gian bất hợp pháp....
Các công ty P2P biến tướng thường chào mời mức lãi suất hấp dẫn với nhà đầu tư và thủ tục vay nhanh gọn với người muốn vay vốn. Tuy nhiên nhiều công ty áp dụng lãi suất cho vay không khác gì tín dụng đen, có nơi tăng cao tới 720%/năm.
Lý giải cho hiện tượng này các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do nhà nước chưa có quy định rõ ràng để quản lý hoạt động này. Các công ty cho vay ngang hàng cũng ko cần phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về công nghệ, năng lực hay vốn khi hoạt động.
Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước thừa nhận những lợi ích mà P2P mang lại cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng khẳng định sẽ không cấp phép ồ ạt và hoạt động cho vay ngang hàng này sẽ phải được quản lý chặt tại Việt Nam.
Theo đó, cho vay ngang hàng sẽ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tất cả các công ty muốn hoạt động trong lĩnh vực này sẽ phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép.
Trong giai đoạn trước mắt, Ngân Hàng Nhà Nước đề xuất mô hình hoạt động của P2P Lending sẽ chỉ trong khuôn khổ là nền tảng kết nối người vay và người cho vay và không mở rộng sự tham gia của các công ty tài chính.
Bên cạnh đó, NHNN cũng đề xuất không cho phép các công ty cho vay ngang hàng huy động vốn từ nhà đầu tư để cho vay lại để phòng ngừa các hoạt động biến tướng và giảm rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính cho nhà đầu tư.
Dựa vào những định hướng hoạt động trên của cơ quan nhà nước, nhà đầu tư và người vay vốn nên cân nhắc trong việc lựa chọn công ty P2P để sử dụng dịch vụ. Tất cả những công ty P2P hoạt động ngoài định hướng trên rất có thể sẽ bị phạt hoặc tước quyền hoạt động.
Thị trường Trung Quốc chứng kiến sự phát triển bùng nổ của hình thức cho vay ngang hàng trong giai đoạn từ 2015 đến 2017.
Tỷ lệ tăng trưởng khoản vay tại Trung Quốc trong 2 năm đã tăng 256%, đạt 1.2 nghìn tỷ CNY.
Tuy nhiên đến năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã xóa bỏ 157 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho vay online quy mô nhỏ. Đồng thời giới chức tại quốc gia này cũng tạm ngừng mọi hoạt động cấp phép cho doanh nghiệp mới hoạt động.
Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ mất kiểm soát của hoạt động P2P. Thay vì áp dụng mức lãi suất ở mức 10% như công bố thì rất nhiều công ty cho vay ngang hàng lại áp dụng lãi suất lên tới 40%/năm.
Những nền tảng P2P tốt có tỷ lệ vỡ nợ thấp, thậm chí là 0%. Trong khi đó những nền tảng P2P xấu, cho vay và huy động không theo tiêu chuẩn, biến tướng hoạt động có tỷ lệ vỡ nợ lên đến 35%.
Chính phú Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch làm sạch hệ thống tài chính tín dụng bằng cách giảm số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực này và đồng thời siết chặt quản lý hơn trước.
Hệ quả là hàng loạt các công ty P2P biến mất, nhà đầu tư có nguy mất trắng nguồn vốn tại những công ty này.
Đây là bài học cho Việt Nam, để tránh bong bóng P2P, các cơ quan nhà nước Việt Nam cần siết chặt hoạt động cấp phép cho các công ty P2P và có chính sách kiểm soát hiệu quả ngay từ đầu.
Để giảm rủi ro của hoạt động P2P lending tại Việt Nam, cơ quan nhà nước đã đề nghị chính phủ cho phép thí điểm hoạt động này. Song song với đó, NHNN sẽ rà soát lại toàn bộ của hoạt động của hơn 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động tại Việt Nam
Thời gian tới sẽ chỉ có một số công ty đủ điều kiện được phép hoạt động chính thức trong lĩnh vực P2P. Song song với đó, NHNN sẽ rà soát và tiến hành xử phạt những vi phạm của toàn bộ hơn 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động tại Việt Nam.
Trong quá trình thí điểm NHNN sẽ tiếp tục tổng kết và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của hoạt động cho vay ngang hàng nhằm mục tiêu:
- Tạo điều kiện phát huy mặt tích cực của hình thức cho vay sáng tạo ứng dụng công nghệ mới với nền kinh tế
- Giảm thiểu rủi ro bằng cách quy định điều kiện, tỷ lệ vay vốn, không cho phép huy động vốn trực tiếp từ nhà đầu tư...
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020