Cho vay ngang hàng trên thế giới phát triển thần tốc, đạt 1.000 tỷ USD

Cho vay ngang hàng trên thế giới ngày càng phát triển mạnh tại các nước Anh, Mỹ, Trung Quốc...Dự đoán năm 2025 dư nợ P2P sẽ đạt 1.000 tỷ USD

 

Cho vay ngang hàng trên thế giới

Cho vay ngang hàng ngày càng sôi động

 

1. Mô hình cho vay ngang hàng thành lập từ khi nào

 

Cho vay ngang hàng có tên tiếng Anh là P2P lending, ra đời đầu tiên ở Anh vào năm 2005 và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới.

 

P2P phát triển mạnh nhất tại các quốc gia như Anh, Mỹ, Trung Quốc với các công ty tên tuổi như Lending Club, Upstart, Prosper...

 

Trái với suy nghĩ của nhiều người, P2P được chính phủ các nước khuyến khích hoạt động dẫn tới sự phát triển bùng nổ của hoạt động này, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống.

 

Theo số liệu của trung tâm nghiên cứu kinh tế MSB thì dư nợ P2P toàn cầu dự đoán tăng trưởng nhảy vọt vào 2025. Năm 2012 tổng dư nợ cho vay P2P trên toàn thế giới đạt 1.2 tỷ USD. Đến năm 2015 con số này đã tăng hơn 50 lần lên 64 tỷ USD. Với đà phát triển hiện tại, các chuyên gia dự đoán dư nợ P2P sẽ đạt khoảng 1000 tỷ USD vào năm 2025.

 

Theo thống kê của Prime Meridian Capital Management và China News, hai thị trường cho vay ngang hàng mạnh nhất là Mỹ và Trung Quốc. Vào năm 2015, dư nợ cho vay ngang hàng P2P tại Mỹ đạt 18 tỷ USD, của Trung Quốc là 150 tỷ USD.

 

Có thể thấy, tiềm năng phát triển của P2P cực kỳ lớn. Tuy nhiên hiện nay chính phủ của các nước đang đang sàng lọc và lập lại trật tự hoạt động của hoạt động cho vay này để nó thực sự trở thành nguồn tín dụng ổn định của các quốc gia.

 

>>> Tìm hiểu cách hoạt động của cho vay ngang hàng và những rủi ro khi đầu tư vào cho vay ngang hàng

 

2. Phân khúc thị trường P2P cho doanh nghiệp nhỏ sẽ phát triển mạnh

 

Thị trường cho vay ngang hàng toàn cầu chủ yếu được phân tách thành nhiều phân khúc khác nhau trên cơ sở ba tiêu chí chính: theo người dùng cuối, theo mô hình kinh doanh và theo sự lan rộng trong khu vực.

 

Phân loại theo mục đích sử dụng vốn, thì thị trường cho vay tiêu dùng được chia thành các phân khúc như: phân khúc cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nhỏ, cho vay sinh viên và cho vay mua bất động sản.

 

Phân chia theo đối tượng vay vốn thì phân khúc doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu của cả thị trường P2P.  Theo các nhà phân tích thị trường, khu vực doanh nghiệp nhỏ dự kiến ​​sẽ mở rộng với tốc độ CAGR là 48,8% trong giai đoạn 2018 - 2024.

 

Đối với mô hình kinh doanh, hiện nay cho vay ngang hàng được chia làm mô hình truyền thống và mô hình thị trường mới. Mô hình P2P truyền thống vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên cơ sở quy mô lớn ở những quốc gia đang phát triển. Điều này chủ yếu là do các quốc gia này không có sẵn công nghệ hiện đại, khiến nhiều công ty vẫn tiếp tục áp dụng mô hình P2P truyền thống.  

 

>>> Top 4 công ty cho vay ngang hàng hoạt động mạnh tại Việt Nam

 

3. Thị trường cho vay ngang hàng Bắc Mỹ dự đoán sẽ vượt qua các quốc gia khác 

 

Thị trường cho vay ngang hàng toàn cầu đang lan rộng mạnh mẽ về mặt địa lý trên khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, rung Đông và Châu Phi. 

 

Năm 2015, Bắc Mỹ đã giữ một vị trí thống lĩnh bao gồm hơn 43% tổng thị phần. 

 

Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm, sự phụ thuộc ngày càng lớn vào các nền tảng cho vay trực tuyến và  hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới khiến cho thị trường P2P tăng trưởng mạnh tại Bắc Mỹ. 

 

Ngoài Bắc Mỹ, thị trường cho vay ngang hàng thế giới cũng đang phát triển nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi, chủ yếu là Châu Á Thái Bình Dương và Nam Mỹ. 

 

Một số nền kinh tế mới nổi này là: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc và Brazil. Với sự gia tăng của các doanh nghiệp đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế tài chính ngân hàng để tài trợ cho các dự án của họ, thị trường cho vay ngang hàng toàn cầu được dự đoán sẽ ngày càng mở rộng.

 

4. Cho vay ngang hàng ở trung quốc

 

Thị trường cho vay ngang hàng tại Trung Quốc được đà phát triển nở rộ sau khi bong bóng trên thị trường chứng khoán vỡ vào năm 2015. Chỉ tính đến năm 2017, dư nợ cho vay qua các công ty P2P tại Trung Quốc đã đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ.

 

Cũng vì phát triển quá nhanh, Chính Phủ Trung Quốc chưa thể kiểm soát được hoạt động này dẫn đến những hoạt động biến tướng có nguy cơ mất Các công ty P2P lợi dụng khe hở trong quản lý nhập nhằng vốn của người cho vay và vốn hoạt động của công ty đầu tư bất chính dẫn đến nguy cơ vỡ nợ của cả hệ thống.

 

Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay thắt chặt quản lý hoạt động cho vay P2P bằng cách loại bỏ những doanh nghiệp P2P nhỏ lẻ, hoạt động không minh bạch ra khỏi hệ thống.

 

Dự đoán đến cuối năm 2019, số lượng các công ty P2P sẽ giảm 52%, chỉ còn 300 - 500 công ty hoạt động.

 

Ngay cả những đại gia P2P như Modai cũng bị các cơ quan quản lý điều tra hoạt động. Sắp tới Trung Quốc có thể chứng kiến nhiều thương vụ hợp nhất các công ty P2P của các công ty lớn như Weidai, Yirendai, PPDAI Group.

 

Trong quá trình điều tra và tước giấy phép hoạt động của các công ty P2P ở Trung Quốc thì câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm nhất là liệu tiền của họ có được lấy lại hay không vẫn còn là điều đang bỏ ngỏ.

 

Thị trường ngân hàng
Từ khóa nổi bật
cho vay ngang hàng p2p lending

Tư vấn khoản vay