Điểm tín dụng là gì? Cách thức nâng điểm tín dụng dễ dàng nhất

Giải đáp các băn khoăn của khách hàng về điểm tín dụng là gì? Đồng thời giúp người đọc nâng cao điểm tín dụng qua các cách thức dễ dàng nhất.

Khách hàng hiện nay để có thể giải quyết tốt nhất cho các giao dịch của mình thì nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng là không thể thiếu. Tuy nhiên làm sao để có thể dễ dàng nhất trong việc vay vốn nhất từ ngân hàng thì không phải ai cũng biết. Trong số các yếu tố mà ngân hàng xét duyệt cho khách hàng vay vốn thì điểm tín dụng chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Vậy điểm tín dụng là gì? Cách thức nâng điểm tín dụng với ngân hàng cho khách hàng hiện nay là gì? Topbank.vn sẽ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề này một cách rõ ràng nhất.

 

>>> Xem thêm: Cho vay tín dụng là gì? Các ưu đãi lớn nhất khi vay tín dụng hiện nay

 

1. Điểm tín dụng là gì?

 

Ý nghĩa của điểm tín dụng cao đối với quá trình vay vốn của khách hàng

Ý nghĩa của điểm tín dụng cao đối với quá trình vay vốn của khách hàng

 

Điểm tín dụng chính là những con số biểu thị phản ánh lịch sử tín dụng của khách hàng, được đánh giá dựa trên quá trình vay vốn và thanh toán các khoản nợ ngân hàng của khách hàng.

 

Dựa trên tiêu chuẩn, quy tắc xếp hạng của Quốc tế và dựa trên những phân tích hồ sơ tín dụng, ngân hàng sẽ quyết định về việc cho vay hay không cũng như hạn mức và lãi suất vay đối với khách hàng như thế nào?

 

Điểm tín dụng cao có ý nghĩa gì?

 

Điểm tín dụng cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình khách hàng vay vốn tại ngân hàng, nghĩa là khách hàng sẽ có nhiều cơ hội nhất trong việc được ngân hàng chấp nhận cho vay vốn. Cùng với đó, một điểm tín dụng càng cao sẽ càng giúp khách hàng có được hạn mức vay cao nhất từ ngân hàng lại đồng thời được hưởng lãi suất thấp nhất từ tổ chức này.

 

2. Cách chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

 

Hiện nay, điểm tín dụng của khách hàng sẽ được chấm dựa trên các yếu tố bao gồm: Lịch sử thanh toán nợ, các khoản nợ hiện tại, thời gian quan hệ tín dụng, khoản vay tín dụng mới và các khoản vay tín dụng phối hợp với tỷ lệ cụ thể như sau:

 

Các thành phần của điểm tín dụng

Các thành phần của điểm tín dụng

 

- Lịch sử thanh toán nợ: Chỉ tiêu này phản ánh việc khách hàng trả tiền đúng hạn, có trả hết nợ hay trả nợ không đúng hạn hay không. Đa phần điểm tín dụng sẽ được tính dựa trên lịch sử thanh toán nợ. Cho nên khi khách hàng trả nợ đúng thời hạn và nghiêm túc thì điểm tín dụng sẽ cao.

 

- Khoản nợ tín dụng: Phản ánh tất cả những khoản nợ tín dụng được tạo nên từ tổng số các khoản vay tín chấp và vay thế chấp mà ngân hàng cấp.

 

- Thời gian quan hệ tín dụng: Là tiêu phản ánh thời gian tài khoản tín dụng được mở. Thời gian này càng dài thì càng được đánh giá cao, vì ngân hàng hay tổ chức đánh giá hành vi tài chính của khách hàng tổng thể và toàn diện hơn. Ví dụ thời gian mở thẻ lớn hơn 6 tháng càng thúc đẩy điểm tín dụng và giúp xây dựng một lịch sử lâu dài.

 

Căn cứ vào điểm tín dụng trên đây mà khách hàng sẽ được xếp hạng vào các nhóm: 

 

  • Nhóm 1: Nhóm có dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ tín dụng quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày)
     
  • Nhóm 2: Nhóm có dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
     
  • Nhóm 3: Nhóm có dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
     
  • Nhóm 4: Nhóm có dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
     
  • Nhóm 5: Nhóm có dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

 

Khách hàng thuộc nhóm 1,2 sẽ có cơ hội cao nhất trong việc nhận được được các khoản tín dụng với hạn mức vào và lãi suất thấp từ ngân hàng.

 

>>> Xem thêm: Nợ tín dụng là gì? Tại sao cần quan tâm đến dư nợ tín dụng?

 

3. Làm thế nào để giữ điểm tín dụng và nâng cao điểm tín dụng trên CIC

 

Cách thức nâng cao điểm tín dụng cho khách hàng

Cách thức nâng cao điểm tín dụng cho khách hàng

 

Điểm tín dụng được tạo thành từ các thông tin tín dụng của khách hàng, do vậy nếu khách hàng muốn giữ điểm tín dụng ở mức cao thì cần lưu ý cải thiện các hành vi tín dụng liên quan.

 

Thứ nhất, cải thiện tình hình thanh toán các khoản nợ

 

- Thanh toán đúng hạn các khoản nợ: Khi khách hàng có khoản vay nào tại ngân hàng thì cần theo dõi việc trả nợ đúng hạn. Việc thanh toán chậm hoặc quên thanh toán sẽ làm giảm điểm tín dụng của khách hàng.

 

- Kiểm tra báo cáo tín dụng thường xuyên: Báo cáo tín dụng là bản thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng của khách hàng, bao gồm các khoản tín dụng và những khoản vay, thanh toán trễ hạn...để chấm điểm tín dụng của khách hàng. Do đó, khách hàng cần kiểm tra thông tin sai sót nếu có về tình hình các khoản nợ và thanh toán. Việc kiểm soát được các hồ sơ tín dụng còn giúp khách hàng trong việc phòng chống hành vi gian lận sử dụng thông tin cá nhân khách hàng để xin cấp tín dụng bất hợp pháp.

 

- Cân nhắc tư vấn tín dụng với ngân hàng cho vay: Khi khách hàng đã quá tải với các khoản nợ có lãi suất cao từ ngân hàng hoặc gần như sắp rơi vào tình trạng khó thanh toán các khoản nợ với ngân hàng nên nhanh chóng làm việc với ngân hàng cho vay. Ngân hàng có thể giúp khách hàng sắp xếp lại lịch thanh toán với mức lãi suất thấp hơn để hế hoạch trả nợ khả thi hơn cho khách hàng.

 

Thứ hai, luôn ý thức giảm tổng số nợ thấp nhất

 

Khách hàng cần có phương án trả nợ hợp lý ngay từ ban đầu để có thể cố gắng trả bớt nợ của mình. Trên thực tế, tỷ lệ giữa tổng nợ và tổng hạn mức tín dụng được cấp càng rộng thì điểm tín dụng của khách hàng càng cao. Khách hàng cần cân nhắc để trả các khoản nợ có lãi suất cao trước, đồng thời thực sự được việc chi tiêu qua thẻ tín dụng.

 

Thứ ba, lưu ý về việc đăng ký vay thêm

 

- Vay các khoản vay trong khả năng chi trả: Trước khi vay ngân hàng khách hàng cần tự tính toán được khoản tiền hàng tháng mà mình cần trả cho ngân hàng xem hàng tháng mình cần trả là bao nhiêu. Khi đã đánh giá được nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại, khách hàng nên vay các khoản vay mà chi phí trả nợ hàng tháng không quá 50% thu nhập để đảm bảo không mất khả năng thanh toán.

 

- Tránh việc đăng ký liên tục nhiều khoản vay cũng như mở thẻ tín dụng mới: Hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ bị đánh giá có độ rủi ro cao, điểm tín dụng của khách hàng cũng có thể vì thế mà sẽ bị đánh giá thấp.

 

Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp khách hàng hiểu rõ nhất về điểm tín dụng là gì? Đồng thời nắm được các cách thức hữu ích nhất để nâng cao điểm tín dụng của mình với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn vay tín chấp, mở thẻ tín dụng, khách hàng vui lòng liên hệ đến Topbank.vn qua hotline 024 3 7822 888.

 

Tin tức tài chính

Tư vấn khoản vay