Các rủi ro tín dụng có thể xảy đến bất cứ lúc nào và có thể gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả ngân hàng và người đi vay.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, cũng là hoạt động đem lại nguồn thu chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các hoạt động tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản.
Trong bài viết này, Topbank.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản để hiểu rõ hơn về Rủi ro tín dụng là gì và các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là gì? - ảnh minh họa
Để biết được rủi ro tín dụng là gì, đầu tiên ta sẽ tìm hiểu khái niệm tín dụng. Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. Hiểu một cách đơn giản, tín dụng sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay.
Rủi ro tín dụng là là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, có thể là trả chậm, không trả được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng,... dẫn đến những tổn thất tài chính đối với ngân hàng.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, những chứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu …), trái quyền, Swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …
Xem thêm: Lãi suất tín dụng là gì? Và ý nghĩa của lãi suất tín dụng?
Như đã trình bày ở trên, rủi ro tín dụng mang lại những thiệt hại cho ngân hàng, gián tiếp ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội nói chung.
Rủi ro tín dụng khiến cho ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi cho vay, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Thêm nữa, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. Đến khi ngân hàng không còn đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản.
Những tác hại của rủi ro tín dụng
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Nguồn vốn cho khách hàng vay chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân. Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra, không chỉ ngân hàng chịu thiệt hại mà những khách hàng gửi tiền tại đây cũng bị ảnh hưởng.
Ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội của cả quốc gia. Nếu có rủi ro trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội.
Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Xem ngay: Hỗ trợ vay vốn tín chấp từ các ngân hàng uy tín nhất hiện nay
Tín dụng hiện là một trong những hoạt động chủ chốt mang về lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy các ngân hàng luôn có riêng một bộ phận quản trị rủi ro để tính toán, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng thương liên quan tới rủi ro khách hàng chậm thanh toán khoản vay, ngành nghề kinh doanh của khách hàng gặp biến động dẫn tới mất khả năng thanh khoản.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng được phản ánh thông qua tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Thường thì trong hoạt động ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi các rủi ro liên quan tới việc chậm trả của khách hàng. Các ngân hàng sẽ căn cứ vào các số liệu để đưa ra mức rủi ro chấp nhận được (thường là từ 1% - 3%) và phòng ngừa bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Để đánh giá chính xác về rủi ro trong hoạt động tín dụng thì các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào các chỉ tiêu sau:
Có rất nhiều các loại rủi ro tín dụng, không phải chỉ có rủi ro từ người đi vay, rủi ro có thể xuất phát từ các giao dịch, hoặc nguyên nhân khách quan của thị trường, của hệ thống,... Không ai có thể lường trước được các rủi ro này, vì vậy, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra, các ngân hàng hiện nay cần lưu ý những điều sau:
- Tổ chức quy trình tín dụng chặt chẽ, tập trung vào 3 giai đoạn: nghiên cứu đối tượng khách hàng, giám sát hoạt động khách hàng và thu nợ.
- Đa dạng hóa khách hàng cùng các phương tiện cho vay để phân tán các rủi ro.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, năng lực thẩm định dự án và có chiến lược khách hàng rõ ràng.
- Xử lý nợ quá hạn theo 3 nguyên tắc là chống xóa nợ, hạn chế gia nợ và chống đảo nợ.
- Trích lập dự phòng tổn thất.
Như vậy, trong bài viết này, các thắc mắc về Rủi ro tín dụng là gì? cũng như các ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng đã được giải đáp. Hi vọng rằng khách hàng có thể có thêm thông tin cũng như vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Khách hàng quan tâm, thắc mắc hoặc có nhu cầu Tư vấn vay vốn ngân hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Topbank.vn qua Hotline: (024) 3 7822 888 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020