Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì? Lưu ý khi ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có những điểm khác biệt rõ rệt so với hợp đồng mua bán. Vì vậy bạn cần hiểu rõ bản chất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh xảy ra tranh chấp không đáng có.

 

1. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (Nguồn: internet)

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính là thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Trong hợp đồng bảo hiểm sẽ ghi rõ quyền, nghĩa vụ của các bên:

 

  • Quyền và nghĩa vụ của công ty bảo hiểm
  • Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm
  • Quy định về mức phí, thời gian đóng phí bảo hiểm
  • Danh sách các rủi ro mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả
  • Các rủi ro loại trừ nếu có

 

Khi đã ký vào hợp đồng bảo hiểm thì đồng nghĩa với việc người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm đồng ý với tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên bởi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ được chuyển cho khách hàng khi khách hàng đóng kỳ phí đầu tiên. Vì vậy để tạo điều kiện tốt nhất, công ty bảo hiểm sẽ gia hạn 21 ngày. Trong khoảng thời gian này người tham gia bảo hiểm có thể hủy hợp đồng và lấy lại tiền đã đóng.

 

Tất nhiên hết khoảng thời gian chờ này thì khách hàng nếu có muốn hủy hợp đồng thì sẽ chỉ được hoàn lại một khoản tiền nhất định theo quy định trong hợp đồng đã ký.

 

2. Đặc điểm khác biệt của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

 

Vì bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng bảo hiểm rủi ro liên quan tới tuổi thọ, sức khỏe và tính mạng của con người. Chính vì vậy Pháp luật có quy định rất chặt chẽ về loại hợp đồng này:

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng theo mẫu

 

Điều này có nghĩa là người tham gia bảo hiểm không có quyền can thiệp vào bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng. Nếu bạn tham gia bảo hiểm nhân thọ thì bạn chỉ có quyền từ chối hoặc chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng này mà thôi.

 

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì các nội dung trong hợp đồng, bao gồm cả quy định về phí đều theo quy định của Luật bảo hiểm và Bộ tài chính.

 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời gian chờ là 21 ngày

 

Điều đặc biệt của hợp đồng bảo hiểm so với các hợp đồng khác chính là quy định về thời gian chờ. Bạn sẽ có 21 ngày cân nhắc để xem có chấp nhận hợp đồng hay hủy nó. Trong thời gian này hãy tận dụng để đọc kỹ các điều khoản hợp đồng. Bạn có quyền hỏi tư vấn viên về bất kỳ điều gì còn thắc mắc.

 

Trường hợp bạn thấy hợp đồng không phù hợp với nhu cầu của mình thì bạn có thể yêu cầu hủy hợp đồng và nhận lại tiền phí bảo hiểm đã đóng.

 

Hợp đồng bảo hiểm có khả năng chuyển nhượng

 

Luật kinh doanh bảo hiểm cho phép người tham gia bảo hiểm nhân thọ thay đổi người thụ hưởng. Tuy nhiên người được bảo hiểm sẽ không được phép thay đổi.

 

Với quy định này bạn có thể chủ động yêu cầu công ty thay đổi người thụ hưởng. Ví dụ bạn đang để người thụ hường là chồng thì hoàn toàn có thể chuyển sang thành con bạn. 

 

Xem thêmCó nên mua bảo hiểm nhân thọ cho con hay không?

 

3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

 

  • Thông tin của Công ty bảo hiểm
  • Thông tin của Bên mua bảo hiểm
  • Thông tin của Người được bảo hiểm và người thụ hưởng
  • Đối tượng được nhận bảo hiểm
  • Thời gian, số tiền và hình thức đóng phí bảo hiểm
  • Danh sách những rủi ro được bảo hiểm và điều kiện đi kèm 
  • Điều kiện loại trừ chi trả
  • Thời gian và hình thức giải quyết để nhận quyền lợi bảo hiểm. 
  • Các quy định khi có tranh chấp, khiếu nại...
  • Thời gian hiệu lực của bảo hiểm 
  • Ngày tháng năm kí kết hợp đồng
  • Một số nội dung khác tự thỏa thuận của các bên
  • Các khoản lợi tức cam kết

 

4. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi nào?

 

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

 

Chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn

 

  • Người mua bảo hiểm nhân thọ không còn quyền lợi được bảo hiểm: tức là đối tượng được bảo hiểm đã hết thời gian được bảo hiểm hoặc đã nhận toàn bộ quyền lợi trong quy định của hợp đồng hoặc đã được công ty bảo hiểm hoàn phí theo quy định.
     
  • Bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí theo quy định trong hợp đồng (trừ trường hợp quy định khác)
     
  • Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
     
  • Bên mua bảo hiểm khai không đúng thông tin, cố tình lừa dối khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. 
     
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đối tượng được bảo hiểm không còn tồn tại nữa. 
     
  • Bên mua bảo hiểm đã biết trước sự kiện được bảo hiểm vào thời điểm ký kết hợp đồng
     
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

Chấm dứt hợp đồng tạm thời

 

Bảo hiểm nhân thọ ngoài là hình thức bảo hiểm rủi ro thì cũng mang tính chất tích lũy. Do đó khoản phí người mua bảo hiểm đóng thì vẫn được hoàn lại theo quy định.

 

Trường hợp người tham gia bảo hiểm không đóng phí hoặc chậm đóng phí thì công ty bảo hiểm sẽ lấy từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm để đóng. Khi khoản phí hoàn lại này không còn và không đủ để đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị mất hiệu lực tạm thời.

 

Một số loại bảo hiểm nhân thọ cho phép khách hàng khôi phục lại hợp đồng trong vòng 24 tháng nếu đóng đầy đủ các khoản phí trước đó.

 

Xem thêmBảo hiểm nhân thọ là gì? Ý nghĩa và lợi ích bảo hiểm nhân thọ

 

5. Bản chất của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

 

Bảo hiểm nhân thọ là để bảo hiểm rủi ro chứ không phải mục đích sinh lời

 

Mặc dù tiền đóng phí bảo hiểm vẫn có khả năng sinh lời. Thông thường công ty bảo hiểm vẫn cam kết lợi tức tối thiểu khách hàng nhận được trên số tiền phí được hoàn lại. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng các quy định trong hợp đồng bảo hiểm là để bảo vệ bạn trước rủi ro có thể xảy ra. Đừng chỉ nhìn hợp đồng bảo hiểm trước góc độ sinh lời.

 

Việc quan trọng nhất khi bạn đọc hợp đồng bảo hiểm là nhìn xem những quyền lợi mà bạn sẽ nhận được khi gặp rủi ro và danh sách rủi ro được bảo vệ.

 

Kênh tài chính dài hạn chứ không phải ngắn hạn

 

Với hợp đồng bảo hiểm bạn cần xác định đây là khoản dự phòng tài chính dài hạn. Không phải 1, 2 năm mà là 5, 10 thậm chí 30 năm. Vì sao lại dài như vậy bởi càng nhiều tuổi thì rủi ro liên quan đến vấn đề sức khỏe sẽ càng lớn. Và càng về già khả năng lao động của bạn sẽ càng giảm. 

 

Đó chính là lý do bảo hiểm nhân thọ hướng tới kế hoạch tài chính dài hạn và chuẩn bị cho tương lai.

 

 

 

 

 

 

Thị trường bảo hiểm

Tư vấn khoản vay