Một số người có suy nghĩ rằng có thể làm giả hồ sơ vay tín chấp để qua mặt ngân hàng. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng và còn có thể bị truy tố hình sự vì tội cố tình làm giả hợp đồng lao động.
Đối tượng làm hồ sơ giả là những ai?
Hồ sơ vay tín chấp ngân hàng cần có hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên (tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng). Ngoài ra, người đi vay phải cung cấp bảng lương có đóng dấu xác nhận của cơ quan nơi mình làm việc, hoặc bản sao kê nếu nhận lương bằng thẻ ATM.
Do đó, có rất nhiều người có nhu cầu vay tín chấp ngân hàng nhưng lại không đủ điều kiện về mặt hồ sơ để được cấp khoản vay. Những người này thường là những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, những người đi làm hưởng lương không có hợp đồng lao động, những người tự kinh doanh không chứng minh thu nhập… Các đối tượng này rất dễ dàng trở thành đối tượng của dịch vụ làm giấy tờ vay tín chấp ngân hàng giả.
Thủ đoạn làm giả thường như thế nào?
Các thủ đoạn đã bị ngân hàng cũng như cơ quan công an phát hiện bao gồm: làm giả Hợp đồng lao động & con dấu của các công ty; cung cấp số điện thoại xác minh đến chính số của chúng để xác nhận thông tin ảo, v.v. Các thủ đoạn này phần lớn đánh vào quy trình xác thực nguồn thu nhập của ngân hàng đối với người vay, làm cho ngân hàng tin tưởng người đi vay có nguồn thu ổn định, rõ ràng trong khi thực tế năng lực tài chính của người này rất yếu kém.
Ngân hàng có dễ bị “qua mặt”?
Trong thực tế, các ngân hàng đã từ chối rất nhiều bộ hồ sơ giả sau khi tiến hàng xác minh. Những bộ hồ sơ này tuy được chuẩn bị kĩ lưỡng và tinh vi về mặt thủ tục, giấy tờ nhưng cũng không dễ dàng qua mặt được các ngân hàng. Tại sao? Bởi vì nhân viên ngân hàng đã từng xử lý hàng trăm, hàng nghìn bộ hồ sơ vay tín chấp của người vay nộp đến. Bằng kĩ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình, nhân viên ngân hàng sẽ không mấy khó khăn để phát hiện hồ sơ nào là thật, hồ sơ nào là giả.
Người làm giả hợp đồng lao động sẽ bị truy tố như thế nào?
- Trường hợp người sử dụng hợp đồng lao động làm hồ sơ giả vay tín dụng để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng có giá trị trên 2 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (quy định trong điều 139 BLHS).
- Trường hợp người sử dụng hợp đồng lao động giả không cố tình chiếm đoạt, gây thiệt hại về tài sản cho ngân hàng mà chỉ có ý định sử dụng hợp đồng giả này để được vay tiền nhanh hơn, người vay thực sự nghiêm túc và có đủ khả năng để trả nợ cho ngân hàng sẽ bị xử lý hình sự vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Những người bán hoặc cung cấp hợp đồng lao động giả bị xử lý hình sự vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
- Những trường hợp biết người sử dụng hợp đồng lao động giả có mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức, công ty tài chính mà vẫn cung cấp hợp đồng giả: bị xử lý hình sự vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong vai trò đồng phạm.
Như vậy, làm giả hồ sơ vay tín chấp vừa không dễ dàng, vừa để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí bị xử lý hình sự. Do đó, khách hàng có nhu cầu vay tín chấp nên tìm hiểu các chương trình vay phù hợp với khả năng và điều kiện thức tế của mình, đừng bao giờ nghĩ đến việc mua hay làm hồ sơ giả để đi vay vốn ngân hàng, nếu không muốn “tiền mất tật mang”.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020