Cần biết điều này nếu có ý định cùng người yêu góp tiền mua nhà

Nếu có ý định cùng người yêu góp tiền mua nhà hay vay mua nhà, bạn nhất định phải đọc những điều sau đây.

 

Hiện nay, không ít bạn trẻ quyết định góp tiền cùng người yêu để mua nhà nhằm giảm chi phí thuê trọ, có không gian sống thỏa mái hơn cũng như đầu tư cho tương lai.

 

Tuy nhiên, các cặp đôi cũng sợ rủi ro nếu không may xảy ra hiện tượng “cơm không lành, canh không ngọt”, hai người phải chia tay thì sẽ dẫn đến rủi ro về tài sản.

 

Theo tôi, các cặp yêu nhau muốn cùng người yêu góp tiền để mua nhà thì cứ mạnh dạn thực hiện, việc làm này coi như đầu tư cho tương lai, các bạn chỉ cần chú ý hai điểm nêu sau để phòng ngừa rủi ro.

 

Cần biết điều này nếu có ý định cùng người yêu góp tiền mua nhà

Lưu ý khi cùng người yêu đứng tên mua nhà

 

Ai sẽ là người đứng tên chính trên giấy tờ nhà?

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai thì: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

 

Như vậy, pháp luật có ghi nhận trường hợp sở hữu chung đối với tài sản là đất đai, nhà ở. Bạn hoàn toàn có quyền đứng tên chung hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và sau đó cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

 

Tuy nhiên, khi cùng nhau sở hữu căn hộ chung cư, mọi việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt căn hộ đều phải được sự đồng ý của cả 2 người. Nếu không thể thống nhất được, 2 người bắt buộc phải khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, phân chia tài sản này. Đây là điều bạn cần lưu ý khi sở hữu tài sản dưới hình thức này.

 

Vì vậy, trên hợp đồng mua bán nhà phải đứng tên cả hai người(đồng chủ sở hữu) và trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng thực hiện như vậy.

 

>>> Xem thêm: Có nên mua chung cư trả góp? - Nỗi băn khoăn của hàng nghìn đôi vợ chồng trẻ

 

Làm gì khi tỷ lệ góp vốn không phải 50:50?

 

Làm gì khi tỷ lệ góp vồn không phải 50:50?

Lưu ý khi góp tiền mua nhà - Ảnh minh họa

 

Nếu tỷ lệ góp vốn không phải là 50:50 thì cần làm một hợp đồng góp vốn để mua nhà, trong đó ghi rõ ai góp vốn bao nhiêu. Hợp đồng góp vốn này nên được công chứng

 

Trong trường hợp hợp đồng góp vốn là viết tay thì cần có người làm chứng nhằm đảm bảo tính chứng cứ để các bên không thể phủ nhận.

 

Việc làm nêu trên là bằng chứng để sau này phân chia tài sản (giá trị của căn nhà) nếu hai bên xảy ra mâu thuẫn. Như vậy, sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho các bên.

 

>>> Xem thêm: Lãi suất vay mua nhà tháng 9/2019 tại các ngân hàng uy tín nhất

 

Trên đây là những điều cần lưu ý khi cùng người thân góp tiền mua nhà, hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin hữu ích của mình.

 

Khách hàng quan tâm hoặc còn bất kỳ thắc mắc hay và có nhu cầu hỗ trợ tư vấn vay mua nhà trả góp tại ngân hàng có thể liên hệ trực tiếp với Topbank.vn qua hotline: 024 37822 888.

Theo thị trường tài chính

Tư vấn khoản vay