Rủi ro tỷ giá có thể được phòng ngừa bằng các công cụ tài chính phái sinh như quyền chọn mua bán ngoại tệ hoặc nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn
Rủi ro tỷ giá xuất phát từ sự thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ
Rủi ro tỷ giá còn được là gọi là rủi ro tiền tệ, rủi ro ngoại hối, rủi ro tỷ giá hối đoái. Đây là loại rủi ro đề cập đến những tổn thất mà một giao dịch tài chính quốc tế có thể phải chịu do biến động tiền tệ, nó mô tả khả năng giá trị đầu tư có thể giảm do thay đổi giá trị tương đối của các loại tiền tệ liên quan.
Xem thêm: Rủi ro lãi suất là gì?
Tỷ giá là thước đo để tính toán và so sánh giá trị đồng nội tệ với đồng tiền ngoại tệ. Bởi vậy sự biến động của tý giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát và các hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế
Khi tỷ giá tăng tức là đồng nội tệ mất giá thì giá hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài sẽ rẻ hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Ngược lại giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn và đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
Khi tỷ giá giảm thì ngược lại: giá cả hoàng hóa xuất khẩu sẽ đắt hơn, giảm sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hạn chế sản xuất, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp.
Tuy nhiên tỷ giá giảm khiến hàng hóa hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn, người tiêu dùng có cơ hội mua được hàng hóa với giá thấp hơn.
Những công ty như Tập đoàn dầu khí quốc gia, doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu thủy hải sản là những doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự biến động của tý giá.
Trong bối cảnh tỷ giá liên tục biến động, các chuyên gia khuyên những doanh nghiệp này cần chủ động sử dụng các công cụ tài chính phát sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp giảm tác động đến hoạt động kinh doanh khi tỷ giá tăng.
Các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn: là giao dịch mà bên bán cam kết bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá đã được xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai.
Mặc dù doanh nghiệp có thể sẽ phải mua ngoại tế với giá cao hơn hiện tại nhưng lại đảm bảo tỷ giá nằm trong kế hoạch kinh doanh của mình, tránh được trường hợp tỷ giá vọt lên tăng quá cao so với thời điểm hiện tại.
- Quyền chọn mua ngoại tệ: là giao dịch thỏa thuận giữ bên mua quyền và bán quyền trong đó:
+ Quyền chọn mua: là quyền được mua ngoại tệ với tỷ giá đã được thoải thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã được xác định từ trước.
Bên mua quyền có quyền những không bắt buộc phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ đã được xác định trong hợp đồng.
+ Quyền trọn bán: Là quyền được bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
Bên bán có nghĩa vụ bán hoặc mua số lượng ngoại tệ theo tỷ giá đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Với quyền chọn mua ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện quyền của mình. Trường hợp tỷ giá tăng, doanh nghiệp có thể thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình với ngân hàng. Trường hợp tỷ giá giảm, doanh nghiệp có quyền từ chối thực hiện quyền mua bán của mình.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020