Có rất nhiều người rơi vào các tình huống trớ trêu khi đi vay vốn ngân hàng. Bên cạnh những tình huống mất công, mất của trong quá trình hoàn thành thủ tục vay, thì hiện nay, với các hình thức cho vay không cần thế chấp như vay tín chấp hay cho vay tiêu dùng cá nhân, nhiều khách hàng lại gặp những sự cố phát sinh một cách… không đáng có.
Lãi suất tính nhập nhằng, không rõ ràng
Hiện nay, do mức độ cạnh tranh, mà mới đầu, các ngân hàng luôn đưa ra các chính sách ưu đãi lãi suất để lưu kéo chú ý khách hàng. Thông thường, mức lãi suất chào đầu của ngân hàng kéo dài trong từ 3 đến 6 tháng đầu đi vay hoặc cùng lắm là 1 năm. Tuy nhiên, nhiều khách hàng không tìm hiểu kĩ mức lãi suất định kì theo kì hạn của ngân hàng nên cuối cùng mức lãi suất có sự nhảy vọt đến mức mất kiểm soát. Khi vay thì khách hàng cần tìm hiểu kỹ xem đây là lãi suất tính theo dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu?, thời gian ưu đãi là bao lâu?…
Không được giải ngân bằng tiền mặt
Nhiều khách hàng khi đã hoàn thành xong thủ tục giấy tờ vay vốn, và được ngân hàng chấp thuận. Song, đến cuối cùng, ngân hàng chỉ chịu chi trả tiền cho bên thứ ba thu hộ cho khách hàng, thay cho việc đưa tiền mặt trực tiếp để khách hàng tự động chi trả nhu cầu cá nhân. Ví dụ bạn vay ngân hàng 200 triệu đồng để sửa chữa nhà cửa, xong bên ngân hàng chỉ chấp nhận chi trả tiền đó cho bên thi công, mua bán vật liệu thay cho bạn. Hoặc bạn sẽ chỉ nhận được số tiền nhiều nhất là 100 triệu đồng.
Phía ngân hàng cũng đưa ra giải thích rằng đây là quy định theo thông tư số 09/2012 của Ngân hàng Nhà nước về quy định giải ngân vốn cho vay tín dụng. Theo đó, mỗi lần giải ngân tiền mặt cho khách hàng thì số tiền tối đa là 100 triệu đồng.
Bị ép mua bảo hiểm
Nhiều ngân hàng hiện nay, khi áp dụng hình thức cho vay tiêu dùng để mua nhà hay ô tô đều hình thành các khoản mua bảo hiểm như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm ô tô,…đây được coi là một điều kiện để thực hiện vay vốn. Nếu bạn không mua đều đặn hằng năm, thậm chí nhiều ngân hàng còn ngưng giải ngân nguồn vốn hỗ trợ bạn thanh toán tiền trả theo kì hạn.
Ví dụ như bạn vay 500 triệu mua nhà, bạn sẽ phải mua một gói bảo hiểm cháy nổ 1 triệu rưỡi tức là đã chiếm 0,3 % tiền vay.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng không áp dụng hình thức này như bên vay tín chấp VPBank. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, họ đưa ra các gói sản phẩm đó với mục đích chủ yếu là giới thiệu sản phẩm, khách hàng mua hay không là quyền của họ, ngân hàng không ép buộc.
Các khoản phí, phạt phát sinh
Có khá nhiều người đi vay sau khi ký hợp đồng vay xong mới tá hỏa khi biết mình phải chịu rất nhiều khoảng phí không đáng như: phí hoa hồng, phí thẩm định, phí công chứng… Nguyên nhân là do khi làm hồ sơ vay, các bạn này không tìm hiểu kỹ hoặc không được sự hướng dẫn cặn kẽ của nhân viên tư vấn.
Thông thường khi làm hồ sơ vay tiêu dùng, các khoản phí về công chứng hay đăng kí giao dịch sẽ được người vay thanh toán. Nhưng các phí như: phí tư vấn, hoa hồng đều là miễn phí. Tuy vậy ở nhiều ngân hàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người vay đã bắt người vay phải chịu các phí này.
Mặc khác về phần những khoản phí phạt, các bạn phải hết sức lưu ý, các bạn phải tìm hiểu thật kỹ về các loại phí phạt này. Các bạn cũng có thể thỏa thuận với ngân hàng để tránh các trường hợp xảy ra không đáng có.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020