Giải đáp các thông tin cơ bản về: Cấp tín dụng là gì? các hình thức cấp tín dụng và quy định của nhà nước về giới hạn cấp tín dụng cho các ngân hàng.
Ngày nay, các hoạt động tín dụng cho thuê, cho vay vô cùng phát triển vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó. Để được sử dụng khoản tiền ấy, mọi người truyền tai nhau về việc được cấp tín dụng. Nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ vay tín chấp, thế chấp của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính mà chưa thật sự hiểu được bản chất của vấn đề. Điều này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và cá nhân người đi vay.
Trong bài viết này, Topbank.vn sẽ giải đáp thắc mắc về Cấp tín dụng là gì và những vấn đề liên quan.
Cấp tín dụng là gì - ảnh minh họa
Khái niệm "cấp tín dụng" được định nghĩa tại khoản 4, điều 14, Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Như vậy, theo đúng quy đinh của pháp luật, khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn vay đều cần được các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng cấp tín dụng. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định rõ ràng, trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng còn có thế sẽ được cấp tín dụng tối đa vượt hạn mức.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các gói vay tiền mặt lãi suất thấp hấp dẫn nhất hiện nay
Các hình thức cấp tín dụng hiện nay gồm có:
Đây nghiệp vụ đặc trưng nhất của Ngân hàng Thương mại. Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngân hàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụ huy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồn vốn và tạo ra thu nhập chủ yếu.
Dựa vào mục đích, nghiệp vụ cho vay được phân chia thành: Cho vay bất động sản, cho vay nông nghiệp, cho vay công nghiệp và bất động sản,... Còn nếu căn cứ vào thừoi hạn cho vay có thể chia thành: Cho vay ngắn hạn, dài hạn và trung hạn,...
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.
Các hình thức cấp tín dụng - ảnh minh họa
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiên vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa Bên cho thuê là các công ty Cho thuê tài chính và Bên thuê là khách hàng.
Bên cho thuê là các công ty tài chính cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.
Bên thuê được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận.
>>> Tham khảo: Tìm hiểu các gói vay vốn kinh doanh của các ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.
Giới hạn cấp tín dụng cũng được quy định rất rõ trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Cụ thể như sau:
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
Giới hạn cấp dư nợ tín dụng theo quy định hiện nay
Có thể thấy, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại đồng thời tổng mức dư nợ của một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại.
>>> Tham khảo: Top 3 ngân hàng cho vay tiêu dùng tốt nhất hiện nay
Như vậy, trong bài viết này, các thắc mắc về Cấp tín dụng là gì? cũng như các hình thức cấp tín dụng và quy định của pháp luật về hạn mức cấp tín dụng đã được giải đáp. Hi vọng rằng khách hàng có thể có thêm thông tin cũng như vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Khách hàng quan tâm, thắc mắc hoặc có nhu cầu vay vốn tín chấp vui lòng liên hệ trực tiếp với Topbank.vn qua Hotline: (024) 3 7822 888 hoặc để lại thông tin tại đây để được tư vấn miễn phí.
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020