Xem thêm: Các gói cho vay mua nhà ở xã hội 2017 đối với người thu nhập thấp
Nhà ở thương mại là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường.
Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của Luật Nhà ở và quy định tại Điều 31 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định.
Chính vì vậy, việc vay vốn mua nhà ở thương mại sẽ có nhiều điểm khác biệt so với vay mua nhà ở xã hội.
Theo như Chính phủ đã phê duyệt văn bản quy định thì đối tượng được vay mua nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ; những người không phải nộp thuế thu nhập các nhân thường xuyên, không tính đến những cán bộ có công với cách mạng. Đối tượng cho vay mua nhà ở xã hội còn lại thuộc lực lực vũ trang, diện nghèo, cận nghèo, hộ kinh doanh chưa có nhà ở với diện tích nhỏ hơn 8m2 sàn/người…Tùy từng gói hỗ trợ của Nhà nước, quy định về đối tượng được vay mua nhà ở xã hội lại khác nhau.
Xem thêm: Đối tượng nào được vay mua nhà ở xã hội
Với đặc điểm dành cho mọi đối tượng có nhu cầu, vay mua nhà thương mại không hạn chế các ngân hàng tài trợ. Trong khi đó, Nhà nước quy định 5 ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước và Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tài trợ gói vay mua nhà ở xã hội, cụ thể:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội
2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Vietinbank
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank
4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
5. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank
Xem thêm: 5 ngân hàng cho vay mua nhà tốt nhất năm 2017
Các điều kiện vay mua nhà ở xã hội tại các ngân hàng là khác nhau, nhưng nhìn chung giữa các ngân hàng vẫn có những tiêu chuẩn nhất định để khách hàng chuẩn bị khi làm hồ sơ thủ tục vay vốn. Bộ hồ sơ vay mua nhà ở xã hội thường bao gồm:
– Đơn đề nghị vay vốn mua nhà ở xã hội (theo mẫu ngân hàng gửi hồ sơ)
– Bản sao CMND, hộ khẩu thường trú/KT3 tại khu vực thuộc dự án muốn mua/thuê. Riêng với KT3 bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu là 01 năm.
– Giấy đăng ký kết hơn hoặc xá nhận độc thân
– Giấy xác nhận công tác của cơ quan công tác đối với đối tượng 1/ do UBND xác nhận đới với đối tượng 2.
– Giấy xác nhận có nhà ở dưới 8m2/người hoặc chưa có nhà ở
– Hồ sơ chứng minh tài sản thế chấp: đối với việc thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì cần bản hợp đồng mua bán của chủ đầu tư. Hoặc giấy tờ pháp lý xác nhận quyền sở hữu nếu thế chấp bằng tài sản khác.
– Hồ sơ, giấy tờ chứng minh thu nhập bao gồm: bảng sao kê tiền lương 06 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, đối với lương chuyển khoản hoặc bảng lương do công ty ký xác nhận nếu nhận tiền mặt.
Ngoài một số giấy tờ cần chuẩn bị khi vay tiền mua nhà ở xã hội, người vay còn cần có sổ tiết kiệm được gửi ít nhất 01 năm tại ngân hàng vay với số tiền gửi mức tối thiểu mỗi tháng bằng số tiền vay. Đây là một trong những quy định gây khó khăn cho người đi vay, bởi phải gánh thêm một khoản tiền nữa hàng tháng.
Đối với vay mua nhà ở thương mại, bộ hồ sơ đề nghị vay mua nhà thường đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm: 7 lưu ý khi vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp
Thuộc lòng 4 loại hồ sơ phải có khi mua nhà trả góp
Nhu cầu nhà ở là nhu cầu cấp thiết của bất kì ai, chính vì vậy, các chính sách hỗ trợ cho vay của các ngân hàng đối với nhà ở thương mại cũng có những ưu đãi với hạn mức vay tối đa 70% giá trị nhà ở, thời gian vay linh hoạt trong 20-25 năm, lãi suất cạnh tranh.
Trong bối cảnh cạnh trạnh từ các ngân hàng nước ngoài và trong nước, nhiều gói vay ưu đãi cho vay mua nhà trả góp chỉ có 7.5%/năm, cố định lãi suất trong 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng hoặc 60 tháng…như Vietcombank, Shinhanbank, Techcombank…
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay mua nhà đối với nhà ở xã hội sẽ được nhà nước ấn định và quy định cố định tùy theo gói vay ưu đãi. Năm 2017, Chính phủ cũng đã giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện triển khai gói hỗ trợ mới 1.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn 50% từ ngân sách và 50% từ nguồn huy động để cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất tối đa 5%/năm (trước mắt là 4,8%/năm) nhằm tạo nguồn vốn cho người dân mua, thuê mua nhà ở.
Thực tế cho thấy, mặc dù có ưu đãi trong gói vay mới, nhưng khi gói 30.000 tỷ đồng khép lại thì khả năng mua nhà của người thu nhập thấp năm 2017 sẽ có khả năng giảm.
Những gói vay mua nhà ở xã hội và vay mua nhà thương mại được thiết kế đặc biệt với từng đối tượng nên sẽ luôn có những chính sách hay ưu đãi đi kèm để hỗ trợ người dân. Để được hỗ trợ tư vấn lựa chọn ngân hàng vay vốn phù hợp với yêu cầu và điều kiện của mình, truy cập Topbank.vn hoặc để lại liên hệ tại đây.
So sánh gói vay mua nhà của các ngân hàng tại đây
Tư vấn khoản vay
18/09/2020
15/09/2020
11/09/2020
09/09/2020