Tại nhiều nhà chung cư, công trình cao tầng có sự tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư dẫn đến tình trạng không thành lập được Ban Quản trị, buông lỏng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, duy trì hoạt động các hệ thống kỹ thuật PCCC còn diễn ra phổ biến.
Chung cư có tranh chấp nguy cơ cháy nổ càng cao
Theo báo cáo của Bộ Công an, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 2.974 vụ cháy, làm chết 81 người, bị thương 198 người, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 1.564 tỷ đồng.
Các vụ cháy tập trung chủ yếu ở địa bàn thành thị (chiếm trên 60% tổng số vụ); cháy nhà dân chiếm tỷ lệ 50%; cháy các cơ sở kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ 35%; còn lại là thành phần kinh tế khác (nhà nước, liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngoài).
Đáng chú ý, trước tình hình xảy ra các vụ cháy nhà cao tầng trên cả nước diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra đột xuất nhà chung cư, nhà cao tầng, siêu cao tầng và các cơ sở tập trung đông người có nguy cơ cháy, nổ cao tại 7 địa phương (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu).
>>>> Xem thêm: Bán nhà cho người Việt, đây là 7 tiêu chí quan trọng nhất doanh nghiệp địa ốc cần phải thuộc lòng
Tại nhiều nhà chung cư, công trình bất động sản có sự tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư trong việc phân định phần sở hữu chung, việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì dẫn đến tình trạng không thành lập được Ban Quản trị; tình trạng buông lỏng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng, duy trì hoạt động các hệ thống kỹ thuật PCCC còn diễn ra phổ biến, nhất là các công trình xây dựng trước năm 2005 (Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) không có nguồn kinh phí bảo trì tòa nhà.
Tư vấn khoản vay