Bảo lãnh tín dụng là gì? Các phương pháp bảo lãnh tín dụng phổ biến hiện nay

Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về bảo lãnh tín dụng là gì? Cũng như các phương pháp bảo lãnh tín dụng được ngân hàng chấp nhận sử dụng phổ biến hiện nay.

Quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng đã phát triển ngày càng sâu sắc hơn, các khoản tín dụng mà ngân hàng được nhận từ khách hàng đã không chỉ có hạn mức lớn mà khách hàng còn đã được hưởng nhiểu ưu đãi hơn từ ngân hàng. Tuy nhiên, khi cho khách hàng vay tiền, ngân hàng luôn phải chấp nhận các rủi ro tín dụng khi khách hàng mất khả năng thanh toán, không thể trả nợ cho ngân hàng. Bảo lãnh tín dụng ra đời đã giúp ngân hàng cũng như khách hàng có thể hoạt động hiệu quả hơn, giảm thiểu các tác động tiêu cực cho cả 2 bên. Vậy bảo lãnh tín dụng là gì? Topbank.vn sẽ cung cấp các thông tin cụ thể nhất về bảo lãnh tín dụng 2018.

 

>>> Xem thêm: Khoản tín dụng là gì? Xin cấp tín dụng từ ngân hàng có thực sự khó?

 

1. Bảo lãnh tín dụng là gì?

 

Cách hiểu về bảo lãnh tín dụng

Cách hiểu về bảo lãnh tín dụng

 

Bảo lãnh tín dụng được hiểu là cam kết quỹ bảo lãnh về việc sẽ thực hiện trách nhiệm đối với ngân hàng trong trường họp khách hàng mất khả năng thanh toán, thanh toán chậm hoặc thanh toán không đầy đủ số tiền mà khách hàng đã vay từ ngân hàng.

 

Hiện nay, bảo lãnh tín dụng thường được thể hiện dưới hai hình thức:

 

  • Hợp đồng bảo lãnh: Đây là một thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa quỹ bảo lãnh tín dụng và người được bảo lãnh; Hoặc quỹ bảo lãnh, người được bảo lãnh và các bên có liên quan về việc quỹ bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
     
  • Thư bảo lãnh: chỉ là một cam kết đơn phương của quỹ bảo lãnh về việcquỹ bảo lãnh tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.

 

Như vậy có thể hiểu rằng, khi có bảo lãnh tín dụng sẽ có sự tồn tại của 3 bên là ngân hàng, quỹ bảo lãnh tín dụng và khách hàng. Sau khi quỹ bảo lãnh tín dụng đã thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng giúp khách hàng thì khách hàng sẽ cần nhận nợ và và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.

 

2. Các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng

 

Các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng

Các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng

 

Hiện nay, pháp luật đã có các quy định hết sức rõ ràng về địa vị các bên trong quan hệ bảo lãnh tín dụng. Cụ thể:

 

Thứ nhất, bên bảo lãnh tín dụng

 

Bên bảo lãnh tín dụng là các Quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy đình của pháp luật. Quỹ này phải có các quy định rõ ràng về cơ cấu tổ chức, vốn điều lệ cũng như các yếu tố khác.

 

Thứ hai, bên được bảo lãnh

 

Bên được bảo lãnh là các tổ chức, các nhân đang có nhu cầu có được các sản phẩm vay tín chấp cũng như thế chấp tại ngân hàng. Song các tổ chức cá nhân này muốn nhận được bảo lãnh thì cần có các dự án, các kế hoạch kinh doanh, sử dụng các tài sản vay mua một cách hợp lý.

 

Thứ ba, bên nhận bảo lãnh

 

Bên nhận bảo lãnh tín dụng là các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật, thực hiện cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh.

 

Có thể thấy, pháp luật đã có các quy định hết sức rõ ràng về các đối tượng được tham gia trong quan hệ bảo lãnh tín dụng, nhằm đảm bảo sự minh bạch, đúng trách nhiệm của các bên tham gia.

 

3. Các phương pháp bảo lãnh tín dụng phổ biến hiện nay

 

Các phương pháp bảo lãnh tín dụng chủ yếu hiện nay

Các phương pháp bảo lãnh tín dụng chủ yếu hiện nay

 

Bảo lãnh tín dụng hiện nay được thực hiện thông qua 2 biện pháp cơ bản:

 

Bảo lãnh trực tiếp

 

Bảo lãnh trực tiếp là loại đơn giản nhất bởi dễ dàng trong việc thích ứng với hệ thống pháp luật nước ngoài, thường được sử dụng trong kinh doanh nước ngoài hoặc trong nước và được cấp trực tiếp cho người được bảo lãnh. Các khoản bảo lãnh thường được áp dụng cho các giao dịch xuyên biên giới tính từ thời điểm người được bảo lãnh yêu cầu bồi thường nhanh chóng cho người nhận bảo lãnh.

 

Bảo lãnh gián tiếp

 

Phương thức bảo lãnh này thường được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị có liên quan được hưởng lợi. Với một sự đảm bảo gián tiếp, tức là một ngân hàng thứ hai, điển hình là một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ đứng ra thực hiện bảo lãnh. Chính vì thế mà tại một số nước, phương pháp bảo lãnh này không được chấp nhận vì vấn đề pháp lý cũng như thủ tục khá phức tạp.

 

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Hồ sơ tín dụng bao gồm những giấy tờ gì?

 

Hi vọng các thông tin trên đây đã giải đáp giúp khách hàng các thắc mắc về bảo lãnh tín dụng là gì? Cũng như biết được các thông tin về các đối tượng đủ điều kiện tham gia quan hệ bảo lãnh tín dụng hiện nay.

 

Mọi thắc mắc cần tư vấn vay tín chấp, khách hàng vui lòng liên hệ đến Topbank.vn qua hotline 024 3 7822 888.

Tin tức tài chính

Tư vấn khoản vay